'Chúng tôi về quê nhưng vẫn hẹn ngày trở lại...'
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, nhiều người không còn khả năng bám trụ, chọn cách về quê nhưng vẫn hẹn ngày trở lại.
Sau thời gian bám trụ, nhiều người chọn cách về quê với những lý do khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chiếm phần nhiều là do không có việc làm, không còn tiền đóng trọ, con cái cần được đi học, người nhà gọi về…
Những ngày này, trong đoàn người chen chúc về quê qua cửa ngõ phía tây TP.HCM, nhiều người vẫn còn luyến tiếc và suy tính đến việc sẽ trở lại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... làm việc.

Sau mấy tháng "mắc kẹt" ở TP, anh Châu Văn Trí quyết định đưa cả nhà về quê bằng xe máy. Ảnh: NGỌC LÀI
Hết cách nên phải về quê
Dừng xe bên vệ đường Quốc lộ 1A (quận Bình Tân), vợ chồng anh Châu Văn Trí (quê ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) tranh thủ lấy cơm hộp vừa được tặng ra ăn. Hai con nhỏ của vợ chồng anh cũng uống tạm hộp sữa.
Mấy tháng trước, vợ chồng anh từ huyện Giồng Riềng lên TP Thủ Đức, TP.HCM chữa bệnh. Căn bệnh thận hư, viêm gan… của anh Trí phải được điều trị thời gian dài. Vợ chồng anh quyết định ở lại TP để đi làm kiếm tiền chữa bệnh.
Được nhận vào làm thợ hồ tại một công trình ở TP Thủ Đức, vợ chồng anh liền đón hai con lên ở chung mấy tháng hè. Làm được hai tuần, dịch bệnh ở TP chuyển biến phức tạp, cả nhà anh bị mắc kẹt, sống lay lắt ở xóm trọ.
Chưa từng sống ở TP, lại rơi vào hoàn cảnh dịch bệnh, cả nhà anh Trí rất hoang mang, chỉ biết trông cậy vào tiền hỗ trợ, nhu yếu phẩm từ chính quyền và mạnh thường quân, hàng xóm.

Một bên mắt bị hỏng, tay chân yếu vì bệnh gan thận, quê không có ruộng vườn... anh Trí không biết sẽ làm gì để nuôi sống gia đình trong thời gian sắp tới. Ảnh: NGỌC LÀI
Anh Trí cho biết: “Đến hôm nay, chúng tôi thực sự không còn trụ lại nổi nữa. Các con tôi cần phải về quê đi học, tụi nhỏ bị kẹt lại cũng lâu quá rồi. Trước khi về quê, tôi còn nợ hơn hai tháng tiền trọ nhưng một chị sống cùng khu trọ kêu chúng tôi cứ về trước. Khi nào được đi làm lại, chị ấy sẽ trả tiền trọ giúp vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi có tiền thì trả cho chị, còn không có thì thôi. Chị còn cho thêm 200.000 đồng bỏ túi, chứ vợ chồng tôi không còn đồng nào”.
Dọc đường, ai cho gì thì cả nhà anh Trí ăn nấy, cơm hộp, sữa bánh… cũng đủ ấm lòng. Dù biết ở quê cũng không có ruộng đất để làm nhưng anh Trí vẫn quyết tâm đưa vợ con về. Ngoài ra, vì lý do sức khỏe, anh chưa tiêm vaccine nên nỗi lo nhiễm dịch bệnh vẫn luôn ám ảnh.
“Ở quê còn có ba má, về đó ở tạm, lo cho mấy đứa nhỏ đi học. Sau này, chắc vợ chồng tôi cũng phải lên TP làm tiếp, chứ ở dưới thì lấy gì sống, còn kiếm tiền chữa bệnh nữa” – anh Trí nói.
Đợi dịch ổn sẽ quay trở lại
Mới sinh con được gần hai tháng, chị Nèng Don (quê huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) theo chồng về quê bằng xe máy. Bốn người đi trên một chiếc xe máy cũ kỹ chất đầy quần áo, chăn mền… Cả nhà chị vừa bị đuổi khỏi nhà trọ ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vì thiếu hai tháng tiền nhà. Không còn cách nào khác, chồng chị quyết định về quê.

Chị Nèng Don bế con gần hai tháng tuổi về quê bằng xe máy. Ảnh: NGỌC LÀI
Lúc chưa có dịch bệnh, vợ chồng chị Don làm công nhân cũng đủ sống. Bốn tháng thất nghiệp, họ đã dùng hết tiền tích góp. Thậm chí, chồng chị Don phải bán xe máy mới mua lại xe cũ để đi tạm. Khổ này chưa qua khổ khác ập đến, trong lúc đi sinh bé nhỏ, chị Don bị nhiễm COVID-19. Con nhỏ vừa sinh không thể uống sữa mẹ, cả nhà đành nhịn ăn thịt cá để tiền mua sữa, tã...
Anh Châu Ray, chồng của chị Don chia sẻ: “Chúng tôi về quê nhưng vẫn nghe ngóng tình hình ở trên này. Khi nào trên này ổn, chúng tôi lên làm lại, chứ ở dưới cũng không có gì làm, không có ruộng vườn. Nhà ba mẹ tôi ở quê cũng nghèo lắm”.

Không có túi xách, balo, vợ chồng Nèng Don chất hết quần áo, vật dụng vào bao tải rồi lên xe máy về quê. Ảnh: NGỌC LÀI
Chọn cách về quê tránh dịch nhưng chị Phan Thị Bé Gọn quê ở Cần Thơ vẫn luyến tiếc công việc cũ ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Chị Gọn nói vật dụng, đồ đạc vẫn còn gửi lại phòng trọ. Cho nên, dịch bệnh ổn định, chắc chắn vợ chồng chị sẽ trở lên làm việc.
“Chúng tôi về quê thăm con gái, từ tết đến giờ chưa gặp cháu lần nào. Bé nhỏ 11 tháng cũng cần được về quê gần gũi với chị gái. Chúng tôi không định về luôn đâu, ở quê thu nhập không ổn định như trên này. Nhưng, cứ phải về quê cho đỡ sợ, rồi mới tính tiếp” – chị Gọn chia sẻ lý do về quê.

Chị Phan Thị Bé Gọn đưa con nhỏ về quê thăm nhà sau thời gian dài xa cách. Ảnh: NGỌC LÀI
Tìm việc làm tạm ở quê rồi tính tiếp
Trước dịch, tôi làm công nhân ở tỉnh Đồng Nai được hai năm, cũng đủ sống. Đợt vừa rồi, công ty nghỉ nên tôi thất nghiệp 3-4 tháng, không có tiền ăn.

Anh Võ Hoàng Phúc đưa vợ con về quê, chờ dịch ổn rồi tính tiếp. Ảnh: NGỌC LÀI
Chủ trọ không làm khó mà còn bớt tiền trọ nhưng tôi không còn tiền nuôi con nữa nên phải về quê thôi. Vả lại, mấy ngày qua, cô bác, anh em cứ rủ về quê hết nên mình ở lại cũng không an tâm.
Ở quê, tôi không có ruộng vườn, chắc chỉ còn trông chờ vào cha mẹ, anh em, chứ tay trắng rồi. Nếu dịch ổn, tôi sẽ suy tính thêm nhưng hiện tại, tôi phải về quê và tìm việc làm tạm ngay cái đã.

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc
Thời sự - 2 giờ trướcNhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian
Xã hội - 4 giờ trướcTháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác
Xã hội - 4 giờ trướcSuốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.