2 loại nước uống thường xuyên sẽ nuôi lớn tế bào ung thư, nước để qua đêm hay đun nhiều lần thế mà lại'vô can'
Ai cũng cho rằng uống nước là việc quá đơn giản nhưng thực tế, uống nước sai cách, sai loại có thể gây ung thư.
Giải oan cho nước đun sôi để qua đêm, nước đun sôi nhiều lần
PGS Fan Zhihong (Khoa Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc) cho biết, rất nhiều người do tiếp nhận những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng mà cho rằng nước đun sôi để qua đêm, nước đun sôi lại nhiều lần gây ung thư. Bởi vì các loại nước này sẽ sinh ra nitrit – một chất có thể gây ung thư.
Trong khi chất gây ung thư nitrit chỉ có thể được tạo ra trên cơ sở nitrat. Trong khi đó, nước khoáng hoặc nước tinh khiết mà chúng ta thường uống chỉ chứa khoáng chất và nguyên tố vi lượng hoặc không chứa gì cả. Vì không có nitrat nên nước để qua đêm sẽ không gây ung thư như nhiều người lo lắng.

Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, sau nhiều lần thử nghiệm, các chuyên gia phát hiện, mặc dù nước đun sôi liên tục 20 lần vẫn chứa nitrit nhưng hàm lượng rất thấp, chỉ ở mức 0,038 mg/L. Đây không phải là nitrit được tạo ra do đun sôi nhiều lần mà vốn đã có trong nước từ trước. Có thể kiểm soát bằng khâu chọn nước để đun.
Như vậy, bản thân nước đun sôi để qua đêm và nước đun sôi nhiều lần không phải loại nước gây ung thư.
2 loại nước uống nhiều có thể gây ung thư
Nước quá nóng:
Không ít người có thói quen uống nước nóng (gồm cả trà, canh...) vì cho rằng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người lớn tuổi thường xuyên dùng bình thủy giữ nhiệt để uống nước sôi cả ngày. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng uống nước nóng trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày.
Lý do là khi uống nước quá nóng, niêm mạc thực quản và dạ dày sẽ bị kích thích mạnh, gây bỏng và tổn thương liên tục. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm thay đổi cấu trúc tế bào, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Niêm mạc thực quản và dạ dày cũng chỉ có thể chịu được nhiệt 40 - 50 độ C.

Ảnh minh họa
Nước máy chưa đun sôi:
Theo PGS Fan Zhihong, nước máy được khử trùng bằng clo và có thể chứa một số hợp chất hóa học như chloroform và hydro halide - những chất có khả năng gây ung thư. Các hợp chất này hình thành khi clo phản ứng với các chất hữu cơ tự nhiên trong nước.
Nếu uống nước máy trực tiếp, chưa lọc và đun sôi trong thời gian dài, các chất này có thể tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, đại tràng và thận. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phơi nhiễm lâu dài với chloroform có thể làm hỏng DNA, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Một số lưu ý để uống nước an toàn, lành mạnh hơn
PGS Fan Zhihong cũng đưa ra một số lưu ý khi uống nước để an toàn và tốt hơn cho sức khỏe như:
- Lượng nước: Uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày, điều chỉnh theo cân nặng và mức độ hoạt động.
- Nhiệt độ: Uống nước ấm từ 20-40 độ C là tốt nhất, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Thời điểm: Nên uống nước chủ động rải rác trong cả ngày dài. Trong đó, uống 1 ly nước khi thức dậy và trước mỗi bữa ăn tốt cho tim mạch, tiêu hóa.
- Tốc độ uống: Uống chậm, từng ngụm nhỏ để cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Ảnh minh họa
- Nguồn nước: Chọn nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội/ấm nhẹ, tránh nước máy chưa đun sôi hay nước tự nhiên chưa lọc, nước ô nhiễm.
- Tránh uống quá nhiều: Không nên uống quá nhiều nước cùng lúc để tránh rối loạn điện giải. Cũng không nên uống tổng lượng nước quá nhiều như 4, 5 lít mỗi ngày (trừ trường hợp đặc biệt) vì gây ngộ độc nước nguy hiểm.
- Không uống trước khi ngủ: Tránh uống nước ngay trước khi đi ngủ để không làm gián đoạn giấc ngủ.
Nguồn và ảnh: Sohu, Good Morning Health
Ngọc Ái

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.