20.000 con lươn bò kín bể xi măng, anh nông dân Cần Thơ thu bộn tiền
Khoảng 20.000 con lươn bò dày đặc dưới tấm lưới trong bể xi măng cạnh nhà anh Nguyễn Văn Phương ở Cần Thơ. Chính từ cách nuôi lươn độc đáo này, anh Phương thu bộn tiền.
Vốn xuất thân trong gia đình nông dân nên từ nhỏ, anh Phương đã yêu thích trồng trọt, chăn nuôi, thường xuyên tìm hiểu và làm quen với nhiều chủ trang trại.
Người đàn ông Cần Thơ này luôn ấp ủ ước mơ làm giàu, làm chủ trên chính mảnh đất quê hương. Từ đó, anh tìm hiểu mô hình nuôi lươn không bùn.
“Vợ chồng tôi cần cù, chịu khó, bươn chải mưu sinh bằng nhiều việc, từ làm thuê đến buôn bán nhưng thu nhập cũng chỉ tạm đủ ăn và lo chuyện học hành cho 2 con. Năm 2017, tôi quyết định nuôi lươn không bùn. Từ đó, kinh tế gia đình ngày càng ổn định, khấm khá hơn” - anh Phương tâm sự.
Nhắc lại lý do quyết định chọn mô hình nuôi lươn để khởi nghiệp, anh Phương chia sẻ do nhận thấy trên địa bàn, các quán ăn, nhà hàng bán các món đặc sản lươn, ếch… khá nhiều nhưng nguồn cung còn hạn chế.
Anh Phương chia sẻ: “Tôi tận dụng diện tích nhỏ khoảng 500m2 vừa làm nơi bán quán cà phê, vừa nuôi lươn. Tôi mua lươn giống về thả nuôi nhưng do chưa có kinh nghiệm, lứa đầu tiên bị chết nhiều".
Không nản chí, anh vẫn quyết tâm đầu tư nuôi tiếp.
"Lần này, tôi học tập kinh nghiệm thực tế của người nuôi trước và tài liệu khuyến nông, khoa học công nghệ... Sau 8 tháng chăm sóc, lươn tôi nuôi được xuất bán, thu về hơn 100 triệu đồng. Từ đó, tôi nhân rộng mô hình ra và đến nay nuôi cùng lúc hơn 20.000 con”.
Anh Phương tiết lộ nuôi lươn không bùn cần nhiều kinh nghiệm về con giống, bể, hồ nuôi và nguồn nước. Tuy nhiên, ưu điểm của mô hình này là ít tốn công chăm sóc, ít tốn diện tích, đầu ra thuận lợi và giá cả luôn ổn định ở mức cao.
Hồ nuôi lươn được anh Phương xây dựng có chiều ngang 1,5m, dài 3,5m, bên trong để dây lưới đã khử trùng và phơi khô để lươn trú ẩn. Nước trong hồ được giữ ở mức từ 3-4 tấc, tùy vào mật độ nuôi.
Hàng ngày, anh Phương cho lươn ăn 2 lần. Trước khi cho ăn, người đàn ông này thay nước cho lươn.
"Muốn lươn mau lớn và có tỷ lệ sống cao, khâu khá quan trọng là con giống. Con giống phải có xuất xứ rõ ràng, không bị xây xát, mất nhớt, kích cỡ đồng đều, tốt nhất là mua con giống từ các cơ sở sản xuất uy tín.
Bên cạnh đó, nguồn nước nuôi phải sạch. Nếu nước bẩn, lươn dễ bị mắc bệnh và chết. Mình phải tạo môi trường nuôi nhân tạo bằng cách bơm, thay nước thường xuyên, giữ mực nước vừa phải. Ngoài ra, người nuôi cần bổ sung vi sinh đường ruột, vitamin C trộn vào thức ăn cho lươn..." - anh Phương chia sẻ kinh nghiệm.
Theo anh Phương, nếu nuôi từ lươn bột (trứng lươn) đến khi xuất bán mất khoảng 12-14 tháng, còn nuôi từ lươn lớn (từ 300-500 con/kg) thì khoảng 8-9 tháng có thể xuất bán lươn thịt. Hiện nay, giá lươn thịt khoảng 120.000 đồng/kg, có những thời điểm giá còn cao hơn.
Ngoài bán lươn thương phẩm, anh Phương còn bán con giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người nuôi. Lươn của anh được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long… Để có lươn giống và lươn thịt cung cấp quanh năm, anh nuôi xoay vòng, tính ra mỗi năm được 2 vụ.
Mỗi năm, anh Phương xuất bán khoảng 3-4 tấn lươn thịt cộng với khoảng 200.000 con giống, thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Mạnh dạn nuôi con vật có trong sách Đỏ, anh nông dân 'bỏ túi' 500 triệu đồng
Xu hướng - 16 giờ trướcTốt nghiệp đại học với công việc ổn định nhưng anh Nguyễn Văn Phương ở xã An Lâm (Nam Sách) quyết định bỏ việc về quê, mở trang trại nuôi chim và có thu nhập lên tới 500 triệu đồng/năm.
Đề xuất nâng mức doanh thu phải chịu thuế của hộ gia đình và cá nhân kinh doanh lên 200 triệu đồng
Xu hướng - 1 ngày trướcGĐXH - Thay vì mức 100 triệu đồng/năm như hiện nay, dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đã đề xuất điều chỉnh doanh thu hàng năm chịu thuế giá trị gia tăng của cá nhân, hộ gia đình kinh doanh lên 200 triệu đồng/năm.
Cây dại mọc bờ bụi xưa không ai ăn, nay thành đặc sản dân phố săn lùng, 30.000 đồng/kg
Xu hướng - 3 ngày trướcCả lá và quả của loài cây này đều có vị hơi đắng, nhưng khi chế biến thành món ăn lại mang hương vị thơm ngon đặc biệt.
Bỏ kỹ sư làm nông dân, thu hơn 5 tỷ đồng mỗi năm từ loài cây mang tên lạ
Xu hướng - 4 ngày trướcTừ bỏ công việc của một kỹ sư bưu chính, anh Nguyễn Văn Khôn "chinh phục" cây xáo tam phân với diện tích hơn 5,6ha, thu 5 tỷ đồng mỗi năm.
Mạnh dạn 'bẻ lái' trồng thứ cây 'quý như vàng' ông nông dân thu về 5 tỷ đồng/năm
Xu hướng - 5 ngày trướcVô tình phát hiện loại cây quen thuộc "đột biến" trong vườn nhà nên ông nông dân Trần Anh Nhân chiết nhánh ra trồng. Từ 1 cây ban đầu, đến nay, vườn cây lão nông này cho doanh thu khoảng 5 tỷ đồng/năm.
Việt Nam có hơn 1 triệu tấn ‘vàng xanh’ mỗi năm, giá bán rẻ nhất thế giới
Xu hướng - 5 ngày trướcĐược ví như “vàng xanh” với sản lượng hơn 1 triệu tấn mỗi năm, chè của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường nhưng lại có giá bán rẻ nhất thế giới.
Hơn 2.500 tỷ đồng nhập khẩu, choáng với giá nho Trung Quốc ở chợ đầu mối
Xu hướng - 1 tuần trướcThương nhân và doanh nghiệp đã chi ra số tiền hơn 2.500 tỷ đồng để nhập khẩu nho về Việt Nam, trong đó có rất nhiều hàng từ Trung Quốc. Đáng chú ý, nhiều người cảm thấy choáng khi biết giá nho Trung Quốc được chào bán tại chợ đầu mối.
Ở nhà trồng 1 loại cây 'quý như vàng' thơm như hoa, ông nông dân nhẹ nhàng kiếm 2 tỷ đồng
Xu hướng - 1 tuần trướcVới suy nghĩ "tấc đất tấc vàng", lão nông U70 dành dụm tiền bạc để mua đất trồng cây. Nhờ trồng vườn cây đẹp như phim, ông nông dân này phát tài 2 tỷ/năm.
Loài cây quý hiếm, đắt đỏ bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcLoài cây đặc biệt quý hiếm này chỉ có trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, nơi đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho cây phát triển.
Đang mùa cưới, tiệm vàng ở Quảng Ninh, Nam Định lại gặp cảnh lạ thường
Xu hướng - 1 tuần trướcGiá vàng nhẫn thời gian qua biến động mạnh nhưng các cửa hàng kinh doanh vàng bạc tại Quảng Ninh và Nam Định đều trong tình trạng giao dịch ảm đạm.
Vì sao loại cá chứa chất kịch độc người dân vùng biển miền Trung vẫn tranh nhau mua?
Xu hướngGĐXH - Đang là mùa cá nóc, mỗi ngày, người dân ven biển miền Trung vẫn tiêu thụ hàng chục tấn cá độc này làm món ăn, bởi giá rẻ và “thịt ngon”, bất chấp nhiều ca ngộ độc đã xảy ra.