25 năm sống nhờ máu của người khác
GiadinhNet - 25 sống trên cõi đời cũng là bằng đó thời gian chị Hoàng Thị Thanh ở Nghệ An sống bằng những giọt máu hồng của người khác. Cả cuộc đời chị gắn liền với loại thuốc điều trị “đặc biệt” mà trái tim thiện nguyện, lòng nhân ái của cộng đồng chia sẻ.
Sống phụ thuộc vào máu người khác
Phát hiện mình mắc Tan máu bẩm sinh từ lúc 7 tháng tuổi, Hoàng Thị Thanh (SN 1992) quê Nghệ An đã 25 năm sống được là nhờ dòng máu nóng của những người xa lạ. Đến nay chị đã được nhận gần 500 đơn vị máu từ người khác.
Bệnh nhân Thanh tại buổi gặp mặt bệnh nhân đc cứu sống nhờ truyền máu
Chị Thanh chia sẻ: “Em nhớ lúc mình khoảng 8 tuổi và điều trị ở bệnh viện tỉnh Nghệ An lúc đó máu còn rất thiếu, em phải nằm chờ hàng tuần mới được truyền một đơn vị máu. Đối với người bệnh máu như chúng em, có thể chịu đói được, chịu rét được nhưng một ngày mà thiếu máu thì cảm thấy bất an vô cùng. Bởi lúc đó thấy mình rất mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt và chỉ ước có những giọt máu nóng ấm của người khác truyền vào cơ thể mình và những lúc như thế cảm giác mình như được hồi sinh từ những dòng máu mới đó".
"Nhiều khi em nghĩ tủi thân vô cùng, nhớ những ngày còn đi học, các bạn cùng trang lứa với mình chơi đùa khỏe mạnh mình ngồi một chỗ mệt mỏi, những lúc như thế em muốn buông xuôi tất cả…"
"Nếu không có những giọt máu của người khác hiến tặng thì em cũng nhưng hàng ngàn người mắc bệnh máu này khó có thể sống sót được. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế người hiến máu 14/6, em muốn gửi những lời tri ân sâu sắc nhất tới những người đã tham gia hiến máu cứu sống chúng em. Mặc dù khi được truyền máu, em không biết những giọt máu này do ai hiến tặng nhưng đối với chúng em đó là những giọt máu nghĩa tình của những những ân nhân không hề quen biết trên cuộc đời này vì họ đã cho chúng em cả cuộc sống”.
Hai anh em ruột từng nhận gần 2.000 đơn vị máu
Nhà có hai anh em thì cả hai cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh và liên tục phải xuống viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để truyền máu. Đã từ lâu lắm rồi, cả Nam và Việt đều xem bệnh viện là nhà, xem cán bộ y tế là người thân của mình bởi thời gian ở đây nhiều hơn ở nhà và đặc biệt luôn coi những người hiến máu cứu mình là ân nhân.
Hai anh em Nam và Việt
Đó là câu chuyện xúc động của hai anh em ruột Nguyễn Nhật Nam 23, Nguyễn Hoàng Việt 13 tuổi đến từ Yên Bái. Cả hai đều phát hiện mình mắc Tan máu bẩm sinh từ lúc 6 tháng tuổi và cho đến nay cả hai anh em Nam và Việt đã truyền gần 2.000 đơn vị máu.
“Có lần em bị tai nạn và mất rất nhiều máu nhưng xuống viện đúng dịp khan hiêm máu nên phải chờ gần một tuần mới có máu để truyền. Những ngày đó em chỉ ước mơ có ai đó khỏe mạnh sẽ hiến máu cứu mình” – Nam chia sẻ.
Gia đình đều làm nông trong khi hai anh em cùng mắc bệnh hiểm nghèo nên càng khó khăn. Mỗi lần đi viện, bố mẹ hai em lại phải chạy vạy khắp nơi vay mượn. Tuy khó khăn là vậy nhưng hai anh em Nam vẫn kiên trì để theo đuổi con đường điều trị. Nam bảo điều lo lắng nhất của hai anh em khi mỗi lần xuống Viện Huyết học – Truyền máu TƯ điều trị đó là nỗi lo thiếu máu bởi thiếu máu là nổi ám ảnh đáng sợ nhất của những người mắc bệnh máu như Nam.
Hiện tại cả hai anh em Nam và Việt đều sinh hoạt tại câu lạc bộ “Kết nối Đỏ” do chính những người mắc bệnh Tan máu bẩm sinh thành lập và hoạt động chính là tuyên truyền quảng bá về căn bệnh Tan máu bẩm sinh cho người dân biết để có cách phòng tránh. Bên cạnh đó các thành viên “Kết nối Đỏ” cũng tổ chức tuyên truyền vận động người dân tham gia hiến máu cứu người để những người bệnh cần máu như anh em Nam Việt và hàng ngàn người bệnh cần máu khác có cơ hội được cứu sống.
Nam chia sẻ: “Em mong muốn phong trào hiến máu tại Việt Nam tiếp tục phát triển, ngày càng có nhiều người hiểu về ý nghĩa của việc tham gia hiến máu cứu người để những bệnh nhân như chúng em có cơ hội được cứu sống. Chúng em thầm biết ơn và cảm phục những người đã tham gia hiến máu tình nguyện, họ chính là “người hùng” của chúng em”.
Tôn vinh người hiến máu tình nguyện
Như lời ca khúc “Để gió cuốn đi” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn - “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi … Những ca từ đầy ý nghĩa thay lời muốn nói mà mà tất cả các bệnh nhân cần máu muốn gửi tới những “người hùng” đã hiến tặng máu vì người bệnh và cộng đồng nhân dịp cả Thế giới đang có những hoạt động thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế người hiến máu 14/6/2017. Có lẽ với những người sống nhờ máu thì đây là dịp tốt nhất để họ nói lời tri ân đến những ân nhân - người đã hiến máu cứu sống mình.
Nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người đã tình nguyện hiến máu, từ năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Hội Truyền máu quốc tế đã thống nhất lấy ngày 14/6 hàng năm là "Ngày Quốc tế Người hiến máu”. Đây là dịp để chúng ta tưởng nhớ nhà bác học đã phát hiện hệ nhóm máu ABO - giáo sư Karl Landsteiner người Mỹ gốc Áo. Ông sinh ngày 14/6/1858. Phát hiện này mở ra một kỷ nguyên mới cho công tác an toàn truyền máu và hiến máu trên thế giới.
Từ năm 2008 tại Việt Nam, các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Người hiến máu đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện chỉ đạo, tổ chức hàng năm với nhiều hoạt động ở cấp quốc gia và tại các tỉnh,thành phố trên cả nước. Đã có hàng nghìn tập thể, gia đình, dòng họ, cá nhân tiêu biểu hiến máu nhiều lần và tích cực tham gia vận động hiến máu được tôn vinh.
Năm 2017, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện tổ chức các hoạt động cấp quốc gia tôn vinh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc lần thứ X (2008 – 2017); đồng thời đăng cai tổ chức sự kiện toàn cầu lần thứ XIII kỷ niệm Ngày Quốc tế Người hiến máu - 14/6.
Các hoạt động chính thức được diễn ra từ ngày 12-14/6/2017 tại TP Hà Nội, Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên Huế và Phú Thọ với thông điệp "Hiến máu cứu người – xin hiến thường xuyên”. Tham dự chương trình có các đại biểu trong nước, đại biểu đến từ nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Vương Tuấn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 22 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.