Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh

Thứ hai, 18:36 15/07/2024 | Mẹ và bé

GĐXH - Theo các chuyên gia y tế, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, khoảng 5 – 8% trường hợp sản giật có nguy cơ tử vong.

Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lầnNgười tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường đặc trưng là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, lâu dần sẽ dẫn tới biến chứng ở các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tử vong.

Cẩn trọng với huyết áp cao và tiền sản giật

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính, trung bình cứ 5 phụ nữ Mỹ có 1 người bị đột quỵ và gần 60% trong số đó không qua khỏi. Theo các chuyên gia, lý do khiến phụ nữ dễ bị đột quỵ đó là phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Phụ nữ cũng có nhiều khả năng bị huyết áp cao, biến chứng thai kỳ và sử dụng thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh - Ảnh 2.

Khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, khoảng 5 – 8% trường hợp sản giật có nguy cơ tử vong. Ảnh minh hoạ


Bác sĩ Anne Fevre - Khoa sản & phụ khoa, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, các dấu hiệu đột quỵ ở thai phụ  cũng tương tự như ở người không mang thai. Thường gặp là đột ngột chóng mặt dẫn tới mất cân bằng, mắt nhìn mờ, méo miệng, liệt chân tay, đau đầu dữ dội, lú lẫn, hôn mê.

Vì vậy, đối với phụ nữ cần đặc biệt quan tâm đến ba yếu tố có nguy cơ cao gây đột quỵ sau sinh, đó là: huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.

Tăng huyết áp do mang thai là bệnh lý thường xảy ra trong giai đoạn thai kỳ. Thai phụ có thể không xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp hoặc cũng có thể gặp nhiều biểu hiện khác nhau như: tăng cân đột ngột, thay đổi thị giác mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi, tiểu ít, phù (sưng), đau bụng bên phải hoặc thượng vị… Cao huyết áp dẫn tới tiền sản giật là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp với phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20.

Theo các chuyên gia y tế, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, khoảng 5 – 8% trường hợp sản giật có nguy cơ tử vong. Nhẹ hơn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của phụ nữ sau sinh, khả năng phục hồi chậm. Phụ nữ từng có tiền sử cao huyết áp rất dễ bị tái lại ở những lần mang thai tiếp theo.

Vì vậy, nếu trong giai đoạn thai kỳ, thai phụ có tiền sử huyết áp cao cần phải được theo dõi thường xuyên và kiểm soát các chỉ số của mẹ và con theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh nguy cơ dẫn tới tiền sản giật. Sau sinh, phụ nữ cũng cần phải theo dõi và tái khám định kỳ 1 năm/lần.

G:\BỆNH VIỆN VIỆT PHÁP\5. Ảnh\c34adb124e7dec23b56c3.jpg

Bác sĩ Anne Fevre tư vấn cho bệnh nhân và người nhà về các biến chứng thai kỳ có nguy cơ gây đột quỵ sau sinh. Ảnh: Giang Võ

Tiểu đường – nguy cơ gây đột quỵ gấp 2 lần

Trong giai đoạn thai kỳ, do nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể đòi hỏi phải dung nạp lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ vẫn có thể tự điều tiết thêm lượng insulin để bù đắp lượng đường thiếu hụt.

Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai dẫn đến thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến insulin và hậu quả là gây ra tiểu đường thai kỳ. Đây được xem là bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu và chỉ được phát hiện khi đi khám thai định kỳ hoặc sau khi làm các xét nghiệm. Thai phụ cũng có thể nhận ra một số biểu hiện của bệnh lý này như: Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu nhiều hơn, bị nhiễm nấm vùng kín và sử dụng thuốc không khỏi, bị sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống…

Tiểu đường thai kỳ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau sinh, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này. Đây là một trong những yếu tố có nguy cơ gây đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Vì vậy, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, việc theo dõi và kiểm soát tiểu đường trong suốt thai kỳ là việc bắt buộc phải làm. Sau sinh cần thiết phải theo dõi đường huyết định kỳ1 năm/lần.

Ngoài ra, bác sĩ Anne Fevre còn khuyến cáo, các loại thuốc điều trị nội tiết, trong đó có một số loại thuốc tránh thai có chứa estrogen là thuốc có chứa hoạt chất tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. Vì vậy, đối với phụ nữ trên 35 tuổi, từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc các yếu tố nguy cơ khác cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen.

Việc điều trị tai biến mạch máu não ở thai phụ đặt ra rất nhiều thách thức khi phải đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và con. Lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, thời gian bị tai biến, vị trí, phạm vi tổn thương, tuổi của thai nhi. Nhất là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và thời kỳ hậu sản là giai đoạn có nguy cơ bị đột quỵ cao nhất.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật trong thời kỳ mang thai, cần thăm khám định kỳ hàng năm, kiểm tra huyết áp, đường máu để tầm soát tốt các yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện hợp lý.

Rối loạn nhịp tim có thực sự nguy hiểm?Rối loạn nhịp tim có thực sự nguy hiểm?

GĐXH - Rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Giang Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?

Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Omega 3 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ, nhưng có nên bổ sung chất béo omega-3 hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày...

Bài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ em

Bài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ em

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Giống như người lớn, tăng huyết áp trẻ em không có dấu hiệu đặc trưng nhất định nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị, trẻ em cũng có thể thực hiện các bài tập theo độ tuổi để ổn định huyết áp.

Ngoáy tai cho con tại nhà, bé 2 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện cấp cứu

Ngoáy tai cho con tại nhà, bé 2 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện cấp cứu

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Bé 2 tuổi ở Phú Thọ được cha mẹ đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng tai đau, chảy dịch vàng sau khi được lấy ráy tai tại nhà.

Bé 14 tuổi ở Hà Nội bất ngờ nhập viện vì viêm phần phụ cấp, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân

Bé 14 tuổi ở Hà Nội bất ngờ nhập viện vì viêm phần phụ cấp, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Người thân và bản thân bệnh nhân đều khẳng định chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, viêm phần phụ cấp ở bệnh nhân thường do vi khuẩn lậu và Chlamydia gây nên chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Bí quyết phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa

Bí quyết phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khí hậu ẩm ướt, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng khiến hệ thống miễn dịch vốn còn non nớt của trẻ lại càng yếu hơn. Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa?

Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này

Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Chốc lở là căn bệnh thường tiến triển vào mùa hè, rôm sảy là một nguyên nhân để khuẩn liên cầu dễ xâm nhập vào trẻ. Nếu trẻ sốt, quấy khóc nhiều, các tổn thương da có mủ hoặc loét sâu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu

Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Ăn dặm là giai đoạn cho bé làm quen với thức ăn đặc là một cột mốc thú vị. Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc vói thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ nên được hình thành phong cách ăn uống lành mạnh.

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này…

Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?

Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Mặc dù sự phát triển chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng... nhưng tập luyện đều đặn, thường xuyên có tác dụng nâng cao sức khỏe, đóng góp tích cực vào việc cải thiện chiều cao.

Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách

Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Hầu hết trẻ em đều thích uống nước ép trái cây vì vị ngon ngọt và dễ uống. Vậy cha mẹ nên cho trẻ uống nước trái cây như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Top