Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 kiểu chế biến thịt lợn khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát, muốn ổn định kiểm soát thì nên tăng cường 1 loại thịt "rẻ bèo" sau đây

Thứ năm, 12:19 20/01/2022 | Bệnh thường gặp

Đối với bệnh nhân tiểu đường thường xuyên có lượng đường trong máu không ổn định thì cần phải lưu ý vài điều nghiêm ngặt khi ăn thịt lợn.

Trong những năm gần đây, đời sống nâng cao khiến cho bữa ăn của các gia đình ngày càng đủ đầy hơn. Trong bữa ăn người Việt thường xuyên có thịt lợn, bởi chúng sở hữu rất nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, giàu dinh dưỡng và có thể chế biến được thành rất nhiều món ngon.

Đối với bệnh nhân tiểu đường thường xuyên có lượng đường trong máu không ổn định thì cần phải lưu ý vài điều nghiêm ngặt khi ăn thịt lợn. Có 3 kiểu chế biến thịt lợn khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát mà bạn nên cân nhắc trước khi thưởng thức.

3 kiểu chế biến thịt lợn khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát

1. Nấu các món thịt lợn có nhiều mỡ

Nhiều người thích ăn thịt mỡ, dù rang, luộc hay kho đều chọn miếng thịt lợn có nhiều mỡ nhất. Tuy nhiên thịt mỡ không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Mỡ lợn chứa nhiều cholesterol và chất béo, nếu người có đường huyết cao ăn mỡ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của đường huyết, tốt nhất là nên hạn chế ăn chúng.

2. Thịt kho tàu

Thịt kho tàu là món yêu thích của rất nhiều gia đình vì chúng vừa để được lâu, lại có vị mặn ngọt rất đưa cơm. Tuy nhiên để chế biến món thịt kho tàu cần nhiều đường, muối, nước mắm... dễ làm tăng huyết áp, đồng thời làm tăng đường huyết nhanh ở những người có lượng đường trong máu cao, khiến bệnh khó kiểm soát, rất dễ sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

thit-kho-tau.jpeg

3. Thịt lợn nướng

Mặc dù món thịt lợn nướng rất ngon nhưng chúng vô cùng độc hại. Khi nướng thịt lợn trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, những giọt mỡ chảy xuống than hình thành các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), đây là những chất gây ung thư. Hơn nữa, chúng còn ảnh hưởng đến sự bài tiết insulin của chúng ta, nếu insulin có vấn đề thì lượng đường trong máu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

196714-thit-xien-nuong-via-he.jpeg

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care bởi các nhà nghiên cứu từ Khoa Dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard cũng phát hiện ra rằng phương pháp nấu nướng ở nhiệt độ cao (nướng/quay) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm chiên nướng cũng làm tăng nguy cơ tăng cân và phát triển bệnh béo phì, điều này có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Vậy nên ăn loại thịt nào để có thể ổn định lượng đường trong máu?

Câu trả lời đó chính là các loại thịt trắng.

Mặc dù những người có lượng đường trong máu cao nên ăn ít thịt đỏ nhưng họ vẫn có thể ăn thịt trắng. Cá, tôm, cua và cá đều là các loại thịt trắng. Loại thịt này rất giàu khoáng chất và ít chất béo, rất lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên bạn cũng chỉ nên ăn giới hạn trong khoảng 40-75 gam/lần

Ngoài ra, gà, vịt, ngan cũng là các loại thịt trắng lành mạnh, chúng cũng rất giàu khoáng chất và protein, và rất ít chất béo.

Muon-an-ca-nhung-ngai-mui-tanh-day-la-cach-che-bien-5-loai-ca-thit-trang-chuan-nhat-1-1595467597-829-width600height400.jpeg

Lưu ý:

Ngoài lựa chọn loại thịt phù hợp với thể trạng của mình, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần nhớ chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Mỗi ngày, thay vì ăn đầy đủ 3 bữa chính thì bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn ít hơn trong mỗi bữa. Việc chia nhỏ bữa ăn khiến hàm lượng carbohydrate đi vào hệ thống tuần hoàn với số lượng nhỏ, do đó đường dao động trong biên độ của máu sẽ nhỏ hơn. Từ đó có lợi trong việc ổn định đường huyết, tránh tình trạng đường huyết tăng cao quá mức.

Ngoài chuyện ăn uống, muốn lượng đường trong máu ổn định thì bạn phải chăm chỉ tập thể dục. Bởi tập luyện giúp giảm bớt calo và chất béo, hơn nữa còn cải thiện khả năng miễn dịch, kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn - chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu. Ngoài ra, đi ngủ sớm mỗi ngày cũng giúp điều chỉnh lượng nội tiết tố, ngược lại thức khuya sẽ khiến thần kinh căng thẳng, huyết áp tăng cao, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Top