Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt

Thứ năm, 20:09 22/09/2022 | Bệnh thường gặp

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt: Chất lượng giấc ngủ kém và thời gian ngủ bị rối loạn trong thời gian dài có thể khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, đẩy nhanh quá trình lão hóa, rối loạn nội tiết.

Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe. Ngủ quá ít - hoặc quá nhiều - đều có thể liên quan đến các vấn đề về lượng đường trong máu, không chỉ ở những người mắc bệnh tiểu đường mà còn ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Dưới đây là những thói quen ngủ như thế, nếu bạn đang phạm phải thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo không sớm thì muộn, bệnh tiểu đường cũng sẽ tìm đến.

Thời gian bạn đi ngủ có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Những người thuộc diện "cú đêm" có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người đi ngủ sớm. Đó là kết quả của một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng dậy sớm còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Rutgers ở New Jersey nhận thấy thời gian thức dậy có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn.

Cụ thể, hội "cú đêm" được phát hiện được phát hiện là ít hoạt động hơn vào ban ngày, do vậy việc sử dụng chất béo làm năng lượng bị hạn chế. Từ đó dẫn đến tích tụ chất béo có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Trong khi đó, những người dậy sớm được phát hiện là đốt cháy chất béo để lấy năng lượng nhiều hơn là carbohydrate, do đó làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch.

Tác giả cao cấp của nghiên cứu, Giáo sư Steven Malin, cho biết: "Sự khác biệt trong chuyển hóa chất béo giữa những người dậy sớm và người thức khuya cho thấy nhịp sinh học của cơ thể (đồng hồ cơ thể) có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta sử dụng insulin".

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt - Ảnh 2.

Cũng tìm hiểu về mối liên hệ giữa thói quen ngủ và bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng những người thức khuya qua 12 giờ đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường, ngay cả khi họ có ngủ đủ vào ngày hôm hôm sau. Các tác giả của nghiên cứu cho biết những người thức khuya có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng của màn hình tivi và điện thoại. Thói quen này tác động đến nồng độ insulin trong máu và khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể. Nghiên cứu được chia sẻ trên trang Men's Health.

Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều không có lợi cho kiểm soát đường huyết

Mọi người đều cần giấc ngủ ngon, nhưng nó đặc biệt quan trọng khi bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2. "Ngủ không đủ giấc có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, ngắn hạn và dài hạn", Gregg Faiman, bác sĩ nội tiết tại Bệnh viện Đại học ở Ohio cho biết. "Trên thực tế, giấc ngủ cũng cần thiết cho sức khỏe của bạn như dinh dưỡng và tập thể dục", ông nói.

3 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt - Ảnh 3.

Ngủ quá ít sẽ gây căng thẳng cho cơ thể khiến cơ thể giải phóng hormone, bao gồm cả cortisol. "Cortisol làm tăng kháng insulin và tăng lượng đường trong máu", tiến sĩ Faiman nói. Mặt khác, ngủ quá nhiều cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên Diabetologia, những người mắc bệnh tiểu đường ngủ nhiều hơn (hoặc ít hơn) hơn 7 giờ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn, so với những người có đủ 7 giờ.

Bật đèn khi ngủ cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2

Các chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến việc tiết melatonin bất thường. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Yale đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong thời gian dài đối với 20 người ở độ tuổi 18-40. Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ngủ trong điều kiện có nhiều ánh sáng lâu dài thì mức độ kháng insulin sẽ tăng lên đáng kể và khả năng đáp ứng của các tế bào đối với hormone insulin của con người giảm xuống.

Tốt nhất bạn nên bịt mắt hoặc tắt đèn khi ngủ để tránh ánh sáng ảnh hưởng tới đường huyết và giấc ngủ của bạn.

Bệnh tiểu đường loại 2 là khi insulin mà tuyến tụy tạo ra không thể hoạt động bình thường hoặc tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin.Điều này có nghĩa là lượng đường trong máu (đường) trở nên quá cao.Theo NHS, các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 cần chú ý bao gồm:

- Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm

- Cảm thấy khát mọi lúc

- Cảm thấy rất mệt mỏi

- Giảm cân mất kiểm soát

- Ngứa quanh "vùng kín", hoặc liên tục bị tưa miệng

- Vết thương lâu lành

- Bị mờ mắt


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Top