3 vị trí đắp gừng vừa giúp thải độc, giữ ấm cơ thể, chị em vừa được làm sạch nội tạng, xương khớp dẻo dai
Chỉ vài lát gừng đem đắp đúng 3 vị trí dưới đây thì chị em yên tâm cơ thể sẽ được thải độc mỗi ngày, đẩy hàn khí ra ngoài. Hơn nữa, xương khớp lại dẻo dai, khỏe mạnh. Bạn sẽ kéo dài tuổi thọ bắt đầu từ thói quen chăm sóc sức khỏe đơn giản này.
Từ lâu, gừng đã là một loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình. Nó không chỉ là thứ dùng trong các món ăn, đồ uống nhằm tăng tính thơm ngon mà còn là thuốc quý được Đông y vô cùng trân quý.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, gừng có tên là sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tùy theo dạng khô hay tươi, màu trắng hay đen. Tùy từng loại gừng sẽ có tính chất khác nhau một chút. Nhưng tựu chung lại, gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm. Còn gừng khô có vị cay, tính nóng, mùi thơm hắc.
"Gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể", vị lương y nhận định.

Gừng tươi đặc biệt tốt để đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể. Những ngày trời chuyển lạnh mà trong nhà luôn có sẵn gừng để sử dụng thì rất tốt. Chỉ cần sử dụng một vài lát gừng tươi, đem đắp vào 3 vị trí này trên cơ thể, bạn sẽ được thải độc, giữ ấm cơ thể, nội tạng được làm sạch, xương khớp luôn khỏe mạnh, dẻo dai.
3 vị trí đắp gừng giúp thải độc, giữ ấm cơ thể, làm sạch nội tạng và khỏe xương khớp
1. Đắp gừng vào lòng bàn chân
Đông y nhận định, lòng bàn chân là vị trí của gan bàn chân. Đây là nơi có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân.
Lúc này, bạn đắp vài lát gừng tươi vào lòng bàn chân sẽ giúp tính ấm của gừng đi vào cơ thể thông qua gan bàn chân. Đặc biệt, khi kết hợp xoa bóp đúng cách lòng bàn chân với gừng sẽ còn tăng cường hiệu quả hơn nữa. Chị em sẽ được thải độc cơ thể, làm sạch và trẻ hóa nội tạng. Từ đó sẽ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

Đắp gừng vào lòng bàn chân còn giúp đẩy mọi khí lạnh ra khỏi cơ thể. Điều này giúp cơ thể luôn ấm áp, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh cảm mạo, phong hàn.
Ngoài ra, hương thơm từ gừng tươi cũng rất dễ chịu, giúp chị em giảm stress, tinh thần minh mẫn, cảm nhận nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày.
2. Đắp gừng vào đầu gối
Đầu gối bị đau nhức là tình trạng dễ gặp khi trái gió trở trời. Đặc biệt đây là tình trạng bệnh lý rất hay gặp đối với dân văn phòng. Đau đầu gối có thể là triệu chứng của các bệnh như thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp dạng thấp...
Ngay khi bị đau nhức đầu gối, chị em có thể dùng vài lát gừng đem đắp lên sẽ giúp giảm đau. Để nâng cao hiệu quả giảm đau, chuyên gia khuyên, chị em nên dùng vài lát gừng giã nhỏ cho thêm vài hạt muối biển. Đặt lên đúng vị trí bị đau đầu gối, bạn cố định lại bằng băng gạc trong 30 phút để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, khớp gối là một khớp rất quan trọng với cơ thể. Hầu hết các cử động đều liên quan đến vùng đầu gối dù ít hay nhiều. Khớp gối còn làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ đau nhức, khó chịu. Nếu khớp gối đau, bạn biết sử dụng gừng đắp đúng cách sẽ giảm đau nhức đáng kể.
3. Đắp gừng vào rốn
Trên rốn có huyệt Thần Khuyết. Huyệt này liên kết với 12 tĩnh mạch và 5 cơ quan nội tạng trong cơ thể. Khi đặt vài lát gừng vào vị trí này vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp loại bỏ độ ẩm, khí lạnh. Từ đó cơ thể sẽ được tăng đề kháng, giảm nguy cơ bị ốm đau.
Chưa kể, rốn còn là khu vực kết nối với đường tiêu hóa. Đắp gừng lên rốn sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm táo bón, ngủ ngon hơn. Đặc biệt, chị em đang trong thời kỳ kinh nguyệt mà đắp gừng lên rốn sẽ giúp giảm đau bụng kinh rất tốt.

Lưu ý khi sử dụng gừng chữa bệnh
Theo lương y Bùi Hồng Minh, sử dụng gừng để đắp ngoài da hay ăn uống đều rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần ghi nhớ kỹ một số nguyên tắc sau tránh rước họa vào thân:
- Dùng qua đường ăn uống, đối với người trưởng thành mỗi ngày dùng 4-8g. Nếu ăn gừng hoặc uống nước gừng chỉ nên uống vào buổi sáng, tránh uống buổi tối vì sẽ sinh độc.
- Dùng gừng để đắp ngoài da tuyệt đối không đắp lên những vị trí đang có vết thương hở.
- Phụ nữ mang thai muốn sử dụng gừng để giảm tình trạng nôn nghén cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Theo Webmd, sử dụng quá nhiều gừng có thể gây dị tật bẩm sinh cũng như nhiều vấn đề khác như sẩy thai, chảy máu khi mang thai, ảnh hưởng đến hormone giới tính của con...
- Không sử dụng gừng tươi đã bị dập, mọc mầm. Loại gừng này dễ sinh ra chất độc cực mạnh. Đồng thời, tính chất của gừng cũng bị thay đổi, không có công dụng chữa bệnh tốt nhất.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Chất xơ có trong cùi và múi cam có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, thải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

Người đàn ông 41 tuổi ở Quảng Ninh đang khỏe mạnh bất ngờ bị nhồi máu cơ tim từ dấu hiệu điển hình này
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Nam bệnh nhân bị nhổi máu cơ tim vốn khỏe mạnh, không có tiền sử tim mạch, bỗng đau ngực dữ dội, ngất xỉu...

Người đàn ông 30 tuổi phát hiện mắc bệnh tình dục từ triệu chứng nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, cảm giác đau rát dọc niệu đạo khi đi tiểu.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.