4 'lười' và 2 'chăm' của người dân ở 'thánh địa trường thọ' giúp sống lâu trăm tuổi: Chỉ cần đạt được 5/7 cũng giúp bạn yên tâm sống qua tuổi 70
Duy trì những thói quen lành mạnh này sẽ giúp bạn sống lâu, sống khỏe như những cư dân ở vùng đất trường thọ.
(Tổ Quốc) - Duy trì những thói quen lành mạnh này sẽ giúp bạn sống lâu, sống khỏe như những cư dân ở vùng đất trường thọ.
Không phải tự dưng mà Okinawa (Nhật Bản), Volcan (Panama), Nocoya (Costa Rica) lại được mệnh danh là "thánh địa trường thọ". Nguyên nhân là bởi những vùng đất này tập trung nhiều người sống thọ nhất trên thế giới với những bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ được truyền bao nhiêu thế hệ.
Tại những nơi này, cả đàn ông và phụ nữ có tuổi thọ trung bình đều cao hơn so với những vùng miền khác trên thế giới. Người cao tuổi ở đây cũng hiếm khi mắc các bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ hay ung thư. Thậm chí, cấu trúc xương của họ cũng khỏe hơn những người cùng thế hệ trên thế giới.

Ảnh: Internet
Nếu tò mò về bí quyết trường thọ của những cư dân trường thọ này, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng cách để họ trẻ khỏe mãi không phải là thứ thuốc trường sinh nào cả mà chính là những thói quen lành mạnh trong cuộc sống hằng ngày mà ai cũng có thể học hỏi và làm theo được.
Dưới đây là 4 "lười" và 2 "chăm" mà cư dân ở những thánh địa trường thọ thường làm để kéo dài tuổi thọ. Bạn cũng nên thử để giúp cơ thể khỏe mạnh và sống lâu hơn.
4 "lười"
1. Lười thức khuya
Những người sống lâu rất ít khi thức khuya, họ luôn quý trọng giấc ngủ và tuân thủ một lịch sinh hoạt lành mạnh trong đó có đi ngủ sớm mỗi ngày.
Thức khuya đến 2 – 3 giờ sáng trong thời gian liên tục chính là thói quen xấu khiến bạn đánh mất sức khỏe và tuổi thọ của chính mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngủ sau 23h đêm sẽ làm thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng 1 số cơ quan trên cơ thể.
Những "cú đêm" không chỉ bị tổn thọ, mà các nhà nghiên cứu còn thấy rằng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần, tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa và rối loạn hệ hô hấp cao hơn những người yêu thích đón bình minh sớm. Do đó, hãy thay đổi thói quen này càng sớm càng tốt, ngủ sớm hơn mỗi ngày có thể tăng thêm nhiều năm tuổi thọ bằng cách giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
2. Lười giận dữ

Ảnh: Internet
Lười suy nghĩ tiêu cực cũng là giải pháp hiệu quả giúp con người trẻ lâu, đó cũng là điều mà những công dân ở những vùng đất trường thọ thường làm. Người sống thọ luôn vui vẻ, ít khi để sự tức giận chiếm hữu tâm trí và cơ thể bởi họ biết rằng giận dữ có thể gây ra nhiều bệnh tật.
Tức giận khiến tim bị tổn thương do cảm xúc bất ổn, không tốt cho người mắc bệnh tim. Việc kiểm soát trạng thái tiêu cực và giữ cho mình thái độ sống lạc quan và cởi mở sẽ phần nào giúp trì hoãn sự lão hóa.
3. Lười nóng vội
Sống chậm lại không có nghĩa là bạn đang thụt lùi so với xã hội. Trong cuộc sống này, đôi khi chậm chạm một chút lại mang lại hiệu quả cao. Những người có tuổi thọ cao thường biết cách kiểm soát "tốc độ" sống và làm việc để vừa đạt hiệu quả cao vừa tốt cho sức khỏe.
Theo đó, bạn có thể thực hiện cách sống chậm này bằng những thói quen trong cuộc sống như khi ăn nên nhai chậm, nhai kỹ để giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm tải cho hệ tiêu hoá; Khi tập thể dục thì đừng chọn những bài tập cường độ cao hay tập gắng sức mà hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sức khoẻ.
4. Lười dùng thiết bị điện tử
Dù các thiết bị công nghệ mang lại cho con người rất nhiều tiện ích nhưng việc phụ thuộc lâu dài vào chúng không sớm thì muộn sẽ gây ra một số tác hại nhất định cho cơ thể.
Hầu hết, các sản phẩm điện tử đều tạo ra bức xạ. Một khi chúng ta sử dụng các sản phẩm điện tử đó với bức xạ trong một thời gian dài có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể, gây ra những thay đổi bệnh lý trong tế bào của con người.
Vì vậy, để khỏe mạnh hơn, chúng ta nên cố gắng giảm thời gian sử dụng các sản phẩm điện tử trong cuộc sống hàng ngày, vừa để bảo vệ đôi mắt, vừa có thể giảm tác hại của bức xạ đối với cơ thể. Thay vào đó, hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc tập thể dục và rèn luyện sức khỏe.
"2 chăm"
1. Chăm tập thể dục
Tập thể dục mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người. Tập những bài tập thể dục thích hợp có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi và hình thành xương; Tập thể dục cũng có thể thúc đẩy tiêu hóa đường tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu và các vấn đề khác.
Luyện tập mỗi ngày có tác dụng nâng cao thể lực, cải thiện chức năng tim, phổi mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đào thải chất độc kịp thời. Từ đó cải thiện sức đề kháng, làm chậm tốc độ lão hóa của cơ thể, giúp chúng ta trẻ khỏe hơn mỗi ngày.

Ảnh: Internet
2. Chăm ăn uống khoa học
Tuổi thọ con người cũng bị rút ngắn vì những thói quen ăn uống không tốt. Vì vậy, tập xây dựng thói quen ăn uống điều độ, ăn đủ 3 bữa trong ngày, chế độ dinh dưỡng cân đối là cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.
Nên ăn ít thức ăn có nhiều dầu mỡ, đường, muối; ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, việc ăn chậm nhai kỹ cũng sẽ giúp bạn tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, có lợi cho sức khỏe.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.