4 lưu ý để tranh luận hiệu quả trong công việc
Những cuộc tranh luận trong công ty dễ trở nên bế tắc hay thậm chí mâu thuẫn cá nhân nếu không lưu ý một số quy tắc cơ bản.
Shane Snow, tác giả quyển "Dream Teams: Working Together Without Falling Apart" nói rằng tranh luận có thể trở thành chìa khóa thành công bởi sự đa dạng nhận thức làm cho một nhóm trở nên thông minh hơn.
Thực tế, hai cái đầu thường tốt hơn một. Và nhiều cái đầu thậm chí còn tốt hơn, đặc biệt là khi mọi người sẵn sàng chia sẻ chuyên môn và ý kiến. Tranh luận nhiều khả năng khiến các đối tác hay một nhóm trở nên tiến bộ, đổi mới và đưa ra các giải pháp đột phá, hơn là sự đồng thuận và các cuộc trò chuyện "tử tế".
Tất nhiên, suy nghĩ đa dạng và bất đồng có thể gây khó chịu. Do đó, để tránh tiêu cực và hướng cuộc tranh luận hiệu quả hơn, chuyên gia có 4 lưu ý sau.
Nhớ tất cả là một đội

Gần như các cuộc tranh luận đều thuộc một trong ba loại. Thứ nhất, thuyết phục mọi người tin theo bạn. Thứ hai, phải làm tốt hơn đối thủ. Thứ 3, cùng nhau tìm giải pháp tốt hơn.
Loại thứ 3 giúp tận dụng tối đa sự đa dạng về nhận thức. Để hướng mọi người theo loại đó, hãy khởi động cuộc thảo luận với mục tiêu chung, tinh thần tìm hiểu và nhấn mạnh mọi người đều cùng một đội. Cụ thể gồm:
- Chúng ta ở đây cùng nhau trên tinh thần tìm hiểu, như những đồng chí, không phải kẻ thù.
- Mục tiêu chung của chúng ta là tìm ra cách tốt nhất để hoàn thành.
- Tất cả các quan điểm có ích cho mục tiêu đều được chào đón.
- Không có "người chiến thắng". Chỉ có cả đội cùng chiến thắng nếu có tiến bộ.
- Mọi người đều bình đẳng, không có thứ bậc hay tầm quan trọng đặc biệt nào làm ảnh hưởng đến quan điểm của một người đối với người khác.
Không lạc chủ đề
Một trong những điều khó nhất của cuộc tranh luận là giữ cho nó đúng hướng. Khi mọi người kiên quyết trong ý kiến của mình, họ có xu hướng, thường là trong tiềm thức, dùng những ngụy biện logic, lắt léo trong vấn đề, những thực tế xấu và lừa dối hoàn toàn. Họ đưa ra các vấn đề bên ngoài nhằm củng cố quan điểm bản thân và làm rối những người có ý định phản đối. Để tránh nó, cần các quy tắc sau:
- Cuộc tranh luận không phải về việc ai quan tâm nhiều hơn, ai lớn tiếng nhất, ai mạnh nhất hay ai nói rõ nhất.
- Không có các chiến thuật cường điệu khó khăn.
- Phân biệt giữa sự kiện và diễn giải.
- Xác định các ngụy biện logic và thảo luận lại.
- Kiểm tra tính hợp lệ của các xác nhận về sự kiện, phân tích không chỉ dẫn chứng mà cả chất lượng của dẫn chứng.
- Nếu tranh luận lạc sang chủ đề khác, hãy thừa nhận và thảo luận lại.
Không chỉ trích cá nhân

Tranh luận có xu hướng thất bại khi mọi người cảm thấy ý tưởng hay bản thân đang bị tấn công. Cảm xúc và bản ngã bắt đầu đóng vai trò lớn hơn nhiều và mọi người trở nên ít đánh giá cao quan điểm của người khác, làm giảm đáng kể tiềm năng đổi mới hoặc giải quyết vấn đề. Để tranh luận không đi theo hướng này, cần lưu ý:
- Không xúc phạm hay công kích cá nhân.
- Tránh những câu hỏi phán xét về người khác, hơn là những ý tưởng của họ. Thay vì các câu hỏi như "Làm cách nào bạn có thể tin vào điều đó?" hay "Tại sao bạn không thể thấy được?", hãy dùng câu hỏi có từ "cái gì". Ví dụ, "Điều gì làm cho bạn nghĩ ra cách đó?" hoặc "Điều gì làm cho bạn kết luận thế?"
- Nếu dự định của tất cả đều tốt thì hãy cho họ thấy lợi ích của ngờ vực.
- Không ai mất mặt chỉ vì thay đổi suy nghĩ.
- Khen thưởng nhân viên vì đã đưa nhóm tiến lên phía trước, hơn là vì "đúng".
Khiêm tốn về trí tuệ
Để cuộc tranh luận thực sự hiệu quả, những người tham gia cần sẵn sàng tôn trọng mọi quan điểm và thay đổi suy nghĩ khi cần thiết. Đây là điều mà các nhà tâm lý học gọi là sự khiêm tốn trí tuệ, cho nên:
- Đừng làm mọi chuyện theo cách cá nhân.
- Lắng nghe và tôn trọng mọi người cùng quan điểm của họ, ngay cả khi bạn không đồng ý.
- Hãy thừa nhận khi bạn nhận thấy mình sai, và vui vẻ công nhận điểm tốt của người khác.
- Luôn hiếu kỳ. Ngay cả những ý tưởng tồi cũng có thể hữu ích. Chúng có thể giúp chúng ta tìm ra những ý tưởng mới và tốt hơn.
Theo Phiên An
Harvard Business Review/VnExpress

Phòng ngủ cạnh phòng thờ có phạm gì không dưới góc nhìn phong thủy và khoa học
Ở - 5 giờ trướcGĐXH - Bố trí phòng ngủ cạnh phòng thờ hiện khá phổ biến do diện tích nhà ở hạn chế. Tuy nhiên, theo phong thủy và cả khoa học, cách sắp xếp này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ trong gia đình. Hãy tìm hiểu để hóa giải việc này.

Loài cây này nếu trồng và chăm sóc đúng cách sẽ trở thành 'bảo vật' phong thủy mang lại bình an cho cả gia đình
Ở - 8 giờ trướcGĐXH - Cây quế thơm được chăm sóc đúng cách sẽ trở thành "bảo vật" phong thủy, không chỉ thanh lọc không khí mà còn giúp điều hòa năng lượng, mang lại sự thịnh vượng và bình an cho cả gia đình.

Đặt hướng bếp ngược hướng nhà sẽ ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe, tài lộc và mối quan hệ trong gia đình?
Ở - 9 giờ trướcGĐXH - Trong phong thủy, hướng bếp được xác định dựa trên hướng lưng của người đứng nấu ăn. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo nếu như lỡ đặt hướng bếp ngược hướng nhà.

Trong nhà nếu có những chỗ rò rỉ này kéo dài, tài lộc tiêu tan, gia đình khó giữ vượng khí
Ở - 16 giờ trướcGĐXH - Phong thủy nhà ở không phải là điều gì quá xa vời mà chính là sự hài hòa, cân bằng trong cuộc sống. Hãy chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt như rò rỉ để xử lý ngay, để tài lộc và vượng khí luôn tràn đầy trong ngôi nhà của bạn.

Năm Tỵ nhuận 2 tháng 6, chuyên gia khuyên bạn nên biết những lưu ý trong tháng nhuận này để an yên
Ở - 1 ngày trướcGĐXH – Năm 2025 có nhuận 2 tháng 6, vì sao năm Tỵ nhuận hai tháng 6 người xưa lại e dè và cần làm gì trong tháng để bình an, dưới đây chuyên gia phong thủy đã có những chia sẻ.

Khi dâng nước cúng, lượng nước rót vào chén bao nhiêu thì chuẩn phong thủy
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Việc thay nước thường xuyên trên bàn thờ giúp gia chủ duy trì vận khí tốt, mang lại những điều may mắn và tránh khỏi những điều xui xẻo. Vậy lượng nước rót vào chén bao nhiêu là đủ, tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Thực hư nhà có suối chảy phía sau dẫn đến tán tài, không tốt cho gia chủ
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Suối nước chảy sau nhà là hình ảnh thường thấy ở các vùng quê hoặc những khu vực nhà ven rừng, vùng núi. Theo quan niệm phong thủy, nếu suối chảy xiết, quá gần nhà, hoặc chảy theo hướng thoát đi thì đó lại là biểu hiện thoát khí, tán tài, không tốt cho gia chủ.

Nếu phải chuyển nhà gấp, bạn cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Yếu tố phong thủy được xem là phần quan trọng, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới. Vậy chuẩn bị chuyển nhà bạn cần lưu ý những gì về phong thủy?

Đặt cây này trên bàn làm việc, vừa đảm bảo sức khỏe, thu hút vận may về tài chính vừa có cơ hội nghề nghiệp thăng tiến
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt cây dương xỉ cẩm thạch trên bàn làm việc vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian, vừa mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và phong thủy. Dưới đây là những lý do bạn nên cân nhắc việc trang trí bàn làm việc của mình với loại cây này.

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần lưu ý gì để đảm bảo sự an yên và tài lộc
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Khi có nhu cầu chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, việc thực hiện cần tuân thủ những nguyên tắc phong thủy và nghi lễ tâm linh quan trọng nhằm đảm bảo sự an yên và tài lộc cho gia chủ.

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần lưu ý gì để đảm bảo sự an yên và tài lộc
ỞGĐXH - Khi có nhu cầu chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, việc thực hiện cần tuân thủ những nguyên tắc phong thủy và nghi lễ tâm linh quan trọng nhằm đảm bảo sự an yên và tài lộc cho gia chủ.