Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 năm thực hiện Đề án Sàng lọc TS&SS: Khẳng định giá trị nhân văn và thực tiễn

Thứ hai, 14:16 03/01/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Trong thời gian tới, công tác DS - KHHGĐ của nước ta chuyển dần từ số lượng sang chất lượng; chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh chính là điểm nhấn của mục tiêu này".

TS.Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) nhấn mạnh tại buổi nghiệm thu đề tài Đánh giá kết quả triển khai Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2007-2010 (ngày 29/12/2010, tại Hà Nội).
 
Trường hợp được sàng lọc tăng

Trong báo cáo kết quả hoạt động sau 4 năm của Đề án này tại 12 tỉnh, thành phố phía Bắc đến năm 2010, PGS.TS Lê Anh Tuấn (Phó Giám đốc BV Phụ sản TƯ, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh) cho biết: Tỷ lệ thai phụ đi sàng lọc và chẩn đoán trước sinh có xu hướng sớm hơn.

Theo đó, từ năm 2007 - 2010, đã có 6.235 ca tiến hành sàng lọc chẩn đoán trước sinh. Trong đó, có 3.475 ca (chiếm 55,7%) cho kết quả bất thường. Đây là những đối tượng nguy cơ cao được gửi lên từ phòng khám, bệnh viện tuyến dưới. "Các nhà khoa học phương Tây đề nghị chúng ta sàng lọc trước sinh hội chứng Down cho tất cả phụ nữ mang thai chứ không chỉ cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh: Mẹ trên 30 tuổi, có tiếp xúc hóa chất, có tiền sử thai dị dạng, có tiền sử thai chết trong 3 tháng đầu, đẻ non, sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ trong 3 tháng đầu, uống thuốc không rõ nguyên nhân..." - TS Tuấn khẳng định.
 

Tập huấn kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân sơ sinh. Ảnh: V.Thu

Cũng trong thời gian triển khai Đề án, đã có 106.503 mẫu tiến hành sàng lọc sơ sinh. Số mẫu tăng dần lên theo từng năm, phát hiện 17 trường hợp mắc suy giáp bẩm sinh và 2.767 (gần 2,5%) trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thiếu men G6PD.

Còn theo BS CKII Phạm Việt Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ TP HCM, trong 4 năm, BV đã tiến hành sàng lọc cho 70.529 ca, trong đó 1.082 ca bị thiếu men G6PD; 12 ca bị suy giáp trạng bẩm sinh, 8/12 ca trong đó được theo dõi. TP HCM là địa phương có tỷ lệ số trẻ được sàng lọc cao nhất các tỉnh miền Nam (82,83%). Tỷ lệ suy giáp trạng bẩm sinh chung của 12 tỉnh, thành phía Nam là: 1/5.877 trẻ sinh sống; Tỷ lệ thiếu men G6PD: 1,53% trẻ sinh sống.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Từ Dũ, đơn vị này đã tiến hành triển khai sàng lọc và chẩn đoán trước sinh từ năm 1998. Những năm đầu, chẩn đoán dị tật bẩm sinh chủ yếu qua những hình ảnh siêu âm. Từ tháng 8/2010, BV đã thành lập phòng chẩn đoán trước sinh, hoạt động mang tính độc lập về tổ chức và quy trình. TS.BS Thu Hà nhấn mạnh: "Chẩn đoán, sàng lọc trước sinh là cần thiết, đặc biệt cho những sản phụ có nguy cơ cao. Để góp phần thực hiện tốt Đề án, cần đẩy mạnh công tác tư vấn tiền hôn nhân và trước khi mang thai".
 
Nâng cao chất lượng dân số từ "đầu vào"
 

Đánh giá về khả năng mở rộng và phát triển Đề án, PGS.TS Lê Anh Tuấn cho hay: Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng nghị định để trình Chính phủ sắp tới triển khai miễn phí sàng lọc cả trước sinh và sơ sinh theo tinh thần Luật Bảo hiểm y tế. Vì thế, dựa vào tính hiệu quả, cấp thiết, nhân văn của Đề án, cũng như năng lực của các Trung tâm trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất- kỹ thuật, chúng ta nên củng cố, mở rộng Đề án ra toàn quốc trong những năm tới. Đó cũng là xu thế và là nội dung quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về DS - KHHGĐ 2011-2015.

Theo TS. Dương Quốc Trọng, Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh tuy mới triển khai được 4 năm nhưng đã đạt được tính hiệu quả và nhân văn. Nhờ tuyên truyền hiệu quả, sâu rộng, sau 4 năm triển khai, Đề án đã cung cấp thông tin, kiến thức về chương trình sàng lọc trước sinh-  sơ sinh, góp phần nâng cao nhận thức của người dân.
 
Chia sẻ về điều này, chị Hồ Thị Thanh Thủy, Trưởng phòng Dân số, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên hồ hởi nói: "Nhiều người còn tự tìm đến với chúng tôi. Việc chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh trở thành một nhu cầu thiết yếu của các gia đình".

PGS.TS Lê Anh Tuấn chia sẻ: "Tôi đánh giá rất cao giá trị thực tiễn của Đề án. Sự đóng góp của Đề án cho 3 trung tâm tại 3 miền (BV Phụ sản TƯ, BV Từ Dũ và ĐH Y dược Huế) rất có hiệu quả. Đó là xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất cho các labo chẩn đoán. Tại BV Phụ sản TƯ, ngoài kinh phí từ Đề án, chúng tôi bỏ ra thêm hơn 20 tỷ để đầu tư hoàn thiện cho labo này. Hiện nay chúng tôi đã có máy móc để tiến hành sàng lọc điếc, sắp tới sẽ là sàng lọc mù".

Tuy nhiên, thực tế trong việc triển khai Đề án tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. "Chúng ta tuyên truyền tốt nhưng năng lực triển khai chưa tương xứng, yếu tố cơ bản đào tạo cán bộ chẩn đoán trước sinh chưa tốt và chưa đồng đều" - TS Tuấn nói. Cùng quan điểm này, chị Thủy cho biết: "Kỹ thuật lấy máu gót chân để sàng lọc cho trẻ sơ sinh là kỹ thuật mới. Trong khi đó, số cán bộ được đào tạo lại có hạn, chủ yếu là tự đào tạo nên kỹ thuật lấy máu chưa đạt yêu cầu, số mẫu hỏng còn nhiều".

Ngoài ra, một số thai phụ chưa chủ động đi siêu âm hoặc siêu âm không đúng thời điểm. Vì vậy, việc phát hiện các dị tật bẩm sinh khó hoặc có trường hợp phát hiện dị tật bẩm sinh khi thai đã đủ tháng. Tâm lý chung của các thai phụ và gia đình là sợ trẻ bị đau khi lấy máu làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, nên chưa tự nguyện làm xét nghiệm cho trẻ hoặc thiếu hợp tác trong khi lấy máu.

Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, nếu như trước đây số người khuyết tật, dị tật ở nước ta là 6,3% thì theo kết quả điều tra mới nhất, tỷ lệ người khuyết tật đã tăng lên 7,2%, trong đó có một số lượng đáng kể là trẻ khuyết tật và dị tật. Để có những công dân tương lai khỏe mạnh, cần nhiều giải pháp đồng bộ, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp. Riêng ngành Dân số, cần tập trung nâng cao "đầu vào" của quá trình dân số bằng đẩy mạnh 3 cấp dự phòng: Tư vấn - kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.

 Võ Thu

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

Top