4 nhóm người dễ gặp biến chứng khi mắc cúm
Nếu thuộc một trong những nhóm này, bạn nên tiêm phòng vaccine cúm càng sớm càng tốt.
Theo tạp chí Prevention, cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Đây là căn bệnh phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể là 6-7 lần.
Nguyên nhân
Bệnh cúm là do virus cúm lây nhiễm vào mũi, họng và phổi. Những virus này lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, bắn các giọt có virus vào không khí. Người ở xung quanh đó có thể dính các giọt bắn này và bị lây nhiễm virus.
Bạn cũng có thể bị cúm khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có virus và sau đó đưa tay lên miệng, mắt, mũi của mình.
Khi bạn bị cúm, nó có thể lây sang người khác một ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và 5-7 ngày sau khi bị bệnh. Một số trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch suy yếu, có thể lây nhiễm bệnh trong thời gian dài hơn.

Người bị cúm có thể lây nhiễm sang người khác khi ho, hắt hơi. Ảnh: Businessinsider.
Các triệu chứng của bệnh cúm
Theo Mayo Clinic, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), bạn có thể bị sốt (khoảng 37,8-40 độ C) kèm theo cảm giác ớn lạnh, ho, đau họng, đổ mồ hôi, nhức đầu. Hầu hết người bị cúm thường cảm thấy ăn không ngon, mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ bắp.
Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho, tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả triệu chứng sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần nhưng bạn có thể mất thêm vài ngày để cảm thấy trở lại bình thường.
Tuy nhiên, bạn cần đến cơ sở y tế ngay nếu gặp phải các dấu hiệu khẩn cấp như khó thở hoặc thở gấp, đau ngực, co giật, chóng mặt liên tục. Những triệu chứng khẩn cấp ở trẻ em bao gồm khó thở, môi xanh, đau ngực, mất nước, đau cơ nghiêm trọng, co giật.
Ai có nguy cơ mắc biến chứng do cúm?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh cúm do virus gây ra, vì vậy, nó có thể phát triển thành nhiễm trùng thứ cấp hoặc các biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài ra, căn bệnh này diễn ra hàng năm, có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường nên nhiều người xem nhẹ. Do chủ quan không điều trị hoặc chữa quá muộn, người bệnh dễ bị nặng, gây biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng của bệnh cúm bao gồm: viêm phổi, viêm phế quản, mất nước, vấn đề về xoang, nhiễm trùng tai, bệnh tim, viêm não, viêm mô cơ, thậm chí tử vong.
Những người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ miễn dịch yếu: Theo CDC, bạn có nguy cao bị biến chứng do cúm nếu mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn), tiểu đường, rối loạn máu, gan hoặc thận. Các biến chứng có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang và tai.
Tiến sĩ Donna Casey, bác sĩ nội khoa tại Texas Health Presbyteria Hospital Dallas (Mỹ), giải thích khi cơ thể đang đối mặt vấn đề sức khỏe mạn tính, hệ thống miễn dịch đã quá tải. Khi đó, hệ miễn dịch có ít khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng như cúm.
Điều này cũng xảy ra nếu bạn mắc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch như HIV/AIDS hoặc bạch cầu. Ngoài ra, các liệu pháp làm giảm khả năng miễn dịch bao gồm hóa trị, xạ trị hoặc corticosteroid cũng tăng nguy cơ mắc biến chứng do cúm.
Người lớn trên 50 tuổi: Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch gặp khó khăn hơn trong việc chống lại các vi trùng có hại. Khi đó, bạn dễ phát triển các vấn đề sức khỏe mạn tính hơn.
"Điều này làm tăng khả năng mắc bệnh cúm và phát triển biến chứng viêm phế quản, viêm phổi hoặc nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây ra", tiến sĩ Casey cho biết.
Theo CDC, đó là lý do những người trên 50 tuổi được coi là nhóm ưu tiên cao khi tiêm phòng cúm.
Trẻ nhỏ: CDC chỉ ra rằng bệnh cúm có nhiều khả năng diễn biến nguy hiểm hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi). Nguyên nhân là hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển, chúng không có khả năng chống lại nhiễm trùng. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng do cúm, dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não hoặc mất nước.
Phụ nữ mang thai: Ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh, phụ nữ mang thai có thể dễ gặp phải biến chứng do cúm. Mang thai gây ra những thay đổi với hệ miễn dịch, tim và phổi. Điều này khiến phụ nữ mang thai dễ bị viêm phế quản hay viêm phổi.
Hiệp hội Mang thai Mỹ cảnh báo những căn bệnh nhiễm trùng này làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
![]() Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ bị biến chứng nghiêm trọng do cúm. Ảnh: Healthline. |
Cách phòng ngừa bệnh cúm
CDC khuyến nghị mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm, từ trẻ 6 tháng tuổi trở lên. Thuốc chủng ngừa cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, mức độ nghiêm trọng của bệnh và biến chứng.
Tuy nhiên, thuốc chủng ngừa không có hiệu quả 100%. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải thực hiện một số biện pháp để giảm sự lây lan của căn bệnh này.
- Rửa tay: Bạn nên tạo thói quen thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
- Tránh chạm tay lên mặt, đặc biệt là mắt, mũi, miệng.
- Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó, rửa sạch tay.
- Làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào để ngăn ngừa lây nhiễm virus.
- Tránh đám đông: Cúm dễ lây lan ở bất cứ nơi nào mọi người tụ tập như tòa nhà văn phòng, trường học, phương tiện giao thông công cộng. Bằng cách tránh tụ tập nơi đông người, bạn sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Và nếu bạn bị ốm, hãy ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Theo Phương Mai
Zing

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 44 phút trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 21 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 1 ngày trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.