4 nhóm thực phẩm mà WHO cảnh báo dễ chứa độc tố botulinum nguy hiểm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bào tử do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra chịu nhiệt và tồn tại rộng rãi trong môi trường. Chúng xuất hiện trong điều kiện thiếu oxy, phát triển rồi bài tiết độc tố.
Nhiều vụ ngộ độc botulinum dẫn đến chết người
Vài năm gần đây, số vụ ngộ độc do độc tố botulinum tăng cao. Trong đó gần nhất là trường hợp 10 người tại tỉnh Quảng Nam nhập viện cấp cứu sau khi ăn món cá chép muối ủ chua, 1 người trong đó đã tử vong. Theo TS Lê Quốc Hùng (trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM), các bệnh nhân này đều bị ngộ độc botulinum.

Một bệnh nhân trong vụ ngộ độc do ăn món cá chép muối ủ chua tại tỉnh Quảng Nam. (Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên).
Trước đó, sự việc ngộ độc "pate Minh Chay" vào tháng 7/2020 cũng khiến nhiều người quan tâm. Thời điểm đó, trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp tiếp nhận các trường hợp đến khám sức khỏe sau khi ăn Pate Minh Chay với biểu hiện mỏi, yếu cơ. Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện một số sản phẩm "Pate Minh Chay" ở các lô khác nhau bị nhiễm Clostridium botulinum type B.
PGS-TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: "Vi khuẩn Clostridium botulinum là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, tức là môi trường không có không khí. Vi khuẩn này độc lực mạnh, đe dọa nặng nề đến sức khỏe và có thể gây tử vong. Thói quen ủ chua các loại thực phẩm như ủ muối, làm mắm, muối dưa rau, củ... nếu không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không được thanh trùng cộng với việc được đậy, bọc kín chính là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn Clostridium botulinum phát sinh và tiết ra độc tố botulinum".

Vi khuẩn Clostridium botulinum độc lực mạnh, đe dọa nặng nề đến sức khỏe và có thể gây tử vong.
WHO đưa ra cảnh báo những thực phẩm dễ chứa độc tố chết người botulinum
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bào tử do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra chịu nhiệt và tồn tại rộng rãi trong môi trường. Chúng xuất hiện trong điều kiện thiếu oxy, phát triển rồi bài tiết độc tố.
Có 7 dạng độc tố botulinum khác nhau, từ A–G. Bốn trong số này loại A, B, E và hiếm khi là F gây ngộ độc ở người. Loại C, D và E gây bệnh cho các loài động vật có vú, chim và cá...
Con người thường bị nhiễm độc botulinum do ăn phải thực phẩm chế biến không đúng cách, khiến cho vi khuẩn hoặc bào tử sinh sôi và tạo ra độc tố. Ngoài ra, ngộ độc botulinum cũng có thể xuất hiện do hít phải khí hoặc do nhiễm trùng vết thương.
WHO khuyến cáo, độc tố botulinum thường được tìm thấy trong 4 loại thực phẩm, bao gồm:
1. Các loại rau được bảo quản bằng cách lên men. Chẳng hạn như đậu xanh, rau bina, nấm và củ cải đường.

2. Cá chế biến sẵn, bao gồm cá ngừ đóng hộp, cá lên men, muối và hun khói.
3. Các sản phẩm thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như giăm bông và xúc xích.
4. Thực phẩm đóng hộp tại nhà chưa được chế biến kỹ lưỡng.

Độc tố botulinum là chất độc thần kinh và do đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ngộ độc do loại độc tố này thường gây tê liệt, gây suy hô hấp. Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi rõ rệt, suy nhược và chóng mặt. Sau đó là mờ mắt, khô miệng, khó nuốt và khó nói. Nôn mửa, tiêu chảy, táo bón và sưng bụng cũng có thể xảy ra. Bệnh có thể tiến triển thành suy yếu ở cổ và cánh tay, sau đó các cơ hô hấp và cơ của phần dưới cơ thể bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng không phải do vi khuẩn gây ra mà do độc tố do vi khuẩn tạo ra. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ (trong phạm vi tối thiểu và tối đa từ 4 giờ đến 8 ngày) sau khi tiếp xúc. Tỷ lệ ngộ độc thịt thấp, nhưng tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị thích hợp, ngay lập tức (dùng thuốc kháng độc sớm và chăm sóc hô hấp tích cực). Bệnh có thể gây tử vong trong 5 đến 10% trường hợp.
Khuyến cáo của Bộ Y tế cho thấy các loại thực phẩm phổ biến dễ gây ngộ độc botulinum là các thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Để phòng chống ngộ độc do botulinum, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Khuyến cáo mọi người không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Ứng dụng phương pháp giảm béo an toàn và bền vững tại Việt Nam
Sống khỏe - 7 giờ trướcĂn kiêng nghiêm ngặt hay tập luyện "điên cuồng" để ép cân đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làn da. Giảm cân bền vững bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống, thói quen luyện tập khoa học mới là giải pháp hiệu quả nhất để duy trì cân nặng và cải thiện sức khỏe.

4 nhóm người cần cảnh giác khi tắm đêm, đặc biệt trong những ngày nắng nóng
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Tắm khuya có thể tạm thời giúp bạn thư giãn, cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí là đột tử.

Nghẹt mũi, đau nhức… cảnh giác với u nang sàn mũi
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcU nang sàn mũi là loại u lành tính xuất phát từ sàn hốc mũi, nằm trong vùng rãnh lợi môi và ở mặt trước xoang hàm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm u nang sàn mũi to dần, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, đau đớn và tốn kém hơn rất nhiều.

5 điều cần biết khi ăn tỏi để tránh rước họa vào thân
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Tỏi không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc quý, nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ khiến cơ thể gặp họa.

Quả đào cực tốt nhưng 4 nhóm người này tốt nhất không nên ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Người bị suy nhược cơ thể, nhiều bệnh trong người hoặc chức năng tràng vị kém tốt nhất không nên ăn đào vì sẽ khiến bệnh nặng hơn.

5 lưu ý giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh trong mùa nóng
Sống khỏe - 15 giờ trướcỞ trẻ em do hệ đường ruột chưa phát triển toàn diện, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng bởi cha mẹ, thói quen vệ sinh kém... sẽ dễ dẫn tới các bệnh về tiêu hóa. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ đúng cách hàng ngày để cải thiện sức khỏe đường ruột là vô cùng quan trọng.

Buổi sáng sau khi ngủ dậy, cơ thể không có 3 triệu chứng này chứng tỏ gan của bạn rất khỏe mạnh!
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Gan của mỗi người không ngừng hoạt động. Nó có hàng trăm công việc, bao gồm lọc các chất độc ra khỏi máu, cân bằng các vi chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng, điều chỉnh các hormone.

Nỗi sợ đeo bám suốt hai năm và cái kết hạnh phúc!
Sống khỏe - 18 giờ trướcHơn 70% phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị viêm âm đạo do nấm. Bệnh lý này không loại trừ một ai và cũng gây ra không ít những phiền toái lo lắng đối với phái đẹp.

7 bài tập phục hồi giúp làm dịu cơ bắp sau khi tập luyện
Sống khỏe - 18 giờ trướcHạ nhiệt sau khi tập thể dục có thể làm giảm đau nhức cơ bắp, hỗ trợ phục hồi và giúp giảm nhịp tim. Chỉ cần vài phút hạ nhiệt là "chìa khóa" để bạn phục hồi tốt sau khi tập luyện.

Phát hiện ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người mắc nhưng dễ bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgười đàn ông đau bụng quanh rốn khoảng nửa năm nay, kèm rối loạn đại tiện, đi ngoài lúc táo, lúc lỏng, đến viện nội soi, sinh thiết phát hiện ung thư đại tràng.

Người trường thọ sẽ có chung 4 điểm khi đi đứng, ai sở hữu đủ thì thật đáng ghen tị
Sống khỏeTuổi thọ kéo dài bao lâu liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt, môi trường, sức khỏe, chế độ ăn uống và gen di truyền của con người.