4 tác nhân gây hại tim, gan, dạ dày tiềm ẩn trong nhiều món người Việt mê
Thực phẩm và chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Và ngay trong các món ăn nhiều người Việt thích mê cũng đang tiềm ẩn các tác nhân gây hại cho tim, gan, dạ dày.
Mọi người đều hy vọng rằng cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật và có thể kéo dài tuổi thọ của bản thân. Tuy nhiên, có rất nhiều tác nhân gây bệnh vô hình đang ẩn náu quanh các loại thực phẩm ta ăn hàng ngày, khiến cơ thể dễ mắc bệnh.
Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, tờ Life Times của Trung Quốc đã phỏng vấn chuyên gia Vu Khang, Giáo sư Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh, để tìm ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe ẩn chứa trong thực phẩm.
1. Tác nhân hại tim: Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là tác nhân chính làm tăng cholesterol "xấu” LDL và làm giảm cholesterol "tốt" HDL trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology cho thấy việc hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y - Đại học Chicago và Trường Y - Đại học Yale (Mỹ) đã tiến hành so sánh nhóm người hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa với nhóm tự do tiêu thụ chất béo chuyển hóa. Kết quả cho thấy sau 3 năm, những người hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa phải nhập viện vì đau tim và đột quỵ ít hơn 6,2% so với nhóm còn lại.
Các cơ quan y tế khuyến cáo rằng lượng chất béo chuyển hóa không nên vượt quá 2,2gam/người/ngày, nếu ăn quá nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.
Chuyên gia Vu Khang cho biết chất béo chuyển hóa đến từ hai nguồn, một là thực phẩm tự nhiên và một là nguồn đã qua chế biến. Những gì chúng ta cần kiểm soát chủ yếu là các loại thực phẩm đã qua chế biến và chứa nhiều chất béo chuyển hóa.
Thực phẩm phổ biến có chứa chất béo chuyển hóa bao gồm các loại bánh ngọt, các loại đồ chiên rán nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, bơ thực vật...

2. Tác nhân hại gan: Rượu bia
Sau những giờ làm việc mệt mỏi, nhiều người trẻ, đặc biệt là nam giới có thói quen đi nhậu để thư giãn đầu óc. Tuy nhiên, điều này có thể gây hại cho gan của bạn.
Sau khi rượu bia tiến vào cơ thể, chỉ có khoảng 10% lượng cồn từ rượu bia được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi và khí thở. 90% lượng cồn còn lại sẽ tiến thẳng đến gan. Tại đây, cồn sẽ được các tế bào gan xử lý và tiến hành quá trình khử độc trước khi đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên, khả năng khử độc của gan không phải là vô hạn, các tế bào gan khỏe mạnh chỉ có thể lọc được một lượng cồn hạn định trong mỗi giờ, nếu nồng độ cồn nạp vào cơ thể quá cao sẽ đòi hỏi gan phải mất nhiều thời gian hơn nữa để xử lý.
Chuyên gia Vu Khang cho rằng, cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của rượu bia là không uống rượu dù chỉ một giọt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp buộc phải uống rượu bia, bạn nên hạn chế nghiêm ngặt lượng rượu bia mà mình sẽ uống. Chuyên gia Vu Khang cho biết lượng rượu bia nên uống trong một lần là 1 lon bia (350ml) hoặc 150ml rượu vang đỏ hoặc 25 ~ 50ml rượu trắng.

3. Tác nhân hại dạ dày: Muối
Thói quen ăn mặn cũng là một trong những thói quen cần sửa của người Việt nếu muốn bảo vệ sức khỏe. Theo kết quả điều tra toàn quốc tại Việt Nam vào năm 2015, trung bình mỗi người Việt trưởng thành tiêu thụ khoảng 9,4 gam muối/ngày - gần gấp đôi so với khuyến nghị của WHO.
Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), có thể gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày, tá tràng.
Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, lượng natri trong cơ thể cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người khỏe mạnh không nên ăn quá 5 gam muối mỗi ngày, bệnh nhân cao huyết áp nên kiểm soát ở mức 2 đến 3 gam mỗi ngày. Những người có vấn đề về thận cần kiểm soát chặt chẽ lượng muối ăn hàng ngày.

4. Tác nhân hại thực quản: Đồ ăn nóng
Các màng nhầy trong khoang miệng và thực quản rất nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt là bề mặt của thực quản, nơi được bao phủ bởi các màng nhầy mỏng manh. Nhiệt độ “thân thiện” với thực quản là từ 10°C - 40°C. Còn 50°C - 60°C là nhiệt độ cao nhất mà thực quản có thể chịu được. Nhiệt độ trên 65°C sẽ gây bỏng thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu thụ thực phẩm quá nóng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng.
Nhiều người có thói quen ăn ngay khi còn nóng như khi ăn các món lẩu, món nướng... Điều này không hề tốt cho thực quản. Chuyên gia Vu Khang khuyến cáo khi ăn, mọi người không nên ăn quá vội, tránh ăn ngay khi món ăn còn đang nóng, bốc hơi nghi ngút mà cần thổi nguội trước khi ăn để tránh bỏng khoang miệng và bỏng thực quản.

Trên đây là 4 tác nhân tiềm ẩn trong thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, gan, dạ dày, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, rút ngắn tuổi thọ. Vì vậy, mọi người cần lưu ý loại bỏ các tác nhân gây hại cho sức khỏe ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
Nguồn: Toutiao, QQ


Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 15 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.