Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 điều nhất định phải biết khi bị bướu cổ

Thứ bảy, 11:27 15/06/2024 | Bệnh thường gặp

Trong những năm gần đây bệnh bướu cổ có chiều hướng gia tăng. Khi mắc bướu cổ nhiều người thường lo lắng, tuy vậy nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ bướu cổ, người bệnh vẫn có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Phần lớn các bướu cổ thuộc loại lành nên không quá lo lắng tiến triển thành ung thư , nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Vì vậy, khi có dấu hiệu cần đi đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp là tình trạng mà tuyến giáp phì đại bất thường. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình cánh bướm, nằm ở cổ, có vai trò tạo ra hormone, kiểm soát sự trao đổi chất, nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và trọng lượng cơ thể.

Mặc dù không cảm thấy đau nhưng bướu có thể to dần, gây ho, viêm họng và các vấn đề về hô hấp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bướu cổ và việc điều trị sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và tình trạng bệnh đang mắc phải.

5 điều nhất định phải biết khi bị bướu cổ- Ảnh 1.

Khi bướu cổ có rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

1. Bướu cổ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Bướu cổ rất phổ biến ở nước ta, đa phần các bướu tuyến giáp là lành tính không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy vậy, nếu bướu cổ phát triển to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt , khó thở (do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực) hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ.

Loại bướu ác tính sẽ gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não…

Khi bướu cổ có rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ , rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh.

2. Bướu cổ khi nào nên mổ?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nên khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ hoặc ở các bộ phận khác trong cơ thể. Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đi khám. Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu , chọc hút tế bào… để xác định loại bướu cổ.

Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

Các trường hợp cần phải mổ bướu cổ gồm: Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ, ung thư hoặc nghi ngờ ung thư. Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp.

Không cần mổ trong trường hợp bướu lành nhỏ và không bắt buộc mổ khi bướu lành to nhưng không gây khó thở, khó nuốt… Vì vậy khi mắc bướu cổ không quá lo lắng phải mổ.

5 điều nhất định phải biết khi bị bướu cổ- Ảnh 2.

Khi siêu âm thấy rõ các khối u tuyến giáp, phát hiện ung thư tuyến giáp rõ ràng.

3. Biểu hiện bướu cổ ác tính

Hầu hết các khối u tuyến giáp là lành tính, nhưng có khoảng 5% là ác tính (ung thư tuyến giáp). Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, chọc hút tế bào... để xác định loại bướu cổ.

Đặc biệt, khi bướu cổ ác tính mới bắt đầu sẽ chưa gây ra bất cứ bất thường nào mà chỉ phát hiện được qua siêu âm kiểm tra hoặc tình cờ khi chụp CT, MRI, PET vùng cổ vì bệnh khác.

Triệu chứng sẽ xuất hiện khi bướu cổ tiến triển:

  • Xuất hiện khối u ở cổ: Cần theo dõi tình trạng của khối u, chúng ta có thể nhận biết khối u lành tính khi nuốt sẽ di chuyển lên xuống, còn khối u ác tính sẽ không di chuyển khi nuốt.
  • Bị khàn giọng: Giọng nói chuyển khàn bởi các dây thần kinh thanh quản bị kiểm soát các cơ mở, đóng dây thanh quản, nằm ở phía sau tuyến giáp. Khi tình trạng nặng hơn, các khối u tuyến giáp có thể lan rộng và làm tổn thương nặng nề đến hộp âm thanh.
  • Kiểm tra các u giáp trạng có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt gồ ghề hoặc nhẵn, di động theo nhịp nuốt. Có hạch vùng cổ, hạch nhỏ, mềm, di động, xuất hiện cùng bên với khối u.

4. Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp muộn

Khi ở giai đoạn muộn, khối u to, cứng rắn, cố định trước cổ. Khàn tiếng nặng, khó thở. Người bệnh sẽ có biểu hiện khó nuốt, nuốt vướng, đau do u chèn ép.

Da ở vùng cổ bị sậm màu, thâm, thậm chí là sùi loét, chảy máu. Khi siêu âm thấy rõ các khối u tuyến giáp, phát hiện ung thư tuyến giáp rõ ràng. Bệnh nhân có thể thấy khối u to và cứng trước cổ

5. Điều trị bướu cổ

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của bướu cổ. Nếu bướu cổ do thiếu i-ốt trong chế độ ăn uống sẽ được bổ sung i-ốt dưới dạng uống. Điều này sẽ dẫn đến giảm kích thước của bướu cổ, nhưng thường thì bướu cổ sẽ không biến mất hoàn toàn.

Nếu bướu cổ do viêm tuyến giáp Hashimoto và bị suy giáp, người bệnh sẽ được bổ sung hormone tuyến giáp dưới dạng viên uống hàng ngày. Phương pháp điều trị này sẽ khôi phục mức hormone tuyến giáp trở lại bình thường, nhưng thường không làm cho bướu cổ biến mất hoàn toàn. Mặc dù bướu cổ có thể nhỏ lại nhưng đôi khi có quá nhiều mô sẹo trong tuyến khiến nó nhỏ đi nhiều.

Điều trị bằng hormone tuyến giáp thường sẽ ngăn không cho nó lớn hơn.

Phẫu thuật thường không phải là phương pháp điều trị viêm tuyến giáp thường quy. Nếu bướu cổ do cường giáp, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cường giáp.

Với một số nguyên nhân gây cường giáp, việc điều trị có thể làm biến mất bướu cổ. Ví dụ, điều trị bệnh Graves bằng i-ốt phóng xạ thường làm giảm hoặc biến mất bướu cổ. Nhiều bướu cổ, chẳng hạn như bướu cổ đa nhân, có liên quan đến nồng độ hormone tuyến giáp bình thường trong máu. Những bướu cổ này thường không cần điều trị cụ thể sau khi chẩn đoán thích hợp được thực hiện.

Nếu không có phương pháp điều trị cụ thể nào được đề xuất, người bệnh có thể bị suy giáp hoặc cường giáp trong tương lai. Tuy nhiên, nếu có những vấn đề liên quan đến kích thước của tuyến giáp, chẳng hạn như bướu cổ trở nên lớn đến mức làm hẹp đường thở, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bướu cổ bằng phẫu thuật cắt bỏ. Dù nguyên nhân là gì, điều quan trọng là phải theo dõi thường xuyên (hàng năm) khi được chẩn đoán mắc bệnh bướu cổ.

BS CKI Đỗ Văn Quyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả cực tốt nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo cẩn trọng vì dễ làm tăng đường huyết

Loại quả cực tốt nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo cẩn trọng vì dễ làm tăng đường huyết

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) muốn ăn bí đỏ cần cẩn trọng, lưu ý kiểm soát tốt khẩu phần ăn để tránh biến chứng tiểu đường.

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày tuyệt đối không bỏ qua

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày tuyệt đối không bỏ qua

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Cả hai bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ung thư dạ dày đều xuất hiện tình trạng đau bụng, chán ăn, đã uống thuốc nhiều nơi nhưng không đỡ...

Dù đông hay hè, đổ quá nhiều mồ hôi ở 4 nơi này trên cơ thể nghĩa là trong người đầy bệnh tật

Dù đông hay hè, đổ quá nhiều mồ hôi ở 4 nơi này trên cơ thể nghĩa là trong người đầy bệnh tật

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đổ mồ hôi là biểu hiện sinh lý tự nhiên ai cũng có nhưng nếu gặp bất thường trong quá trình này có nghĩa là bạn không khỏe mạnh.

Loại nấm đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa tiểu đường cực nhạy, chợ Việt bán nhiều

Loại nấm đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa tiểu đường cực nhạy, chợ Việt bán nhiều

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nấm là thực phẩm quen thuộc với những người theo chế độ ăn chay, đây cũng là thực phẩm đem lại nguồn dinh dưỡng phong phú cho cơ thể nếu bạn tiêu thụ đúng cách.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ thủng dạ dày vì thói quen chữa bệnh xương khớp nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ thủng dạ dày vì thói quen chữa bệnh xương khớp nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rất nhiều người chữa các bệnh xương khớp dễ bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc giảm đau có chứa corticoid kéo dài, đặc biệt là thuốc không rõ nguồn gốc.

Lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh viêm amidan

Lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh viêm amidan

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Người bị viêm amidan nên chú ý đến những thực phẩm và đồ uống có tính chất dễ ăn uống hơn khi bị đau họng, khó nuốt...

Bất ngờ với công dụng loại hạt 'siêu thực phẩm', người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày để ổn định đường huyết

Bất ngờ với công dụng loại hạt 'siêu thực phẩm', người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn hạt chia như là món ăn nhẹ giàu năng lượng để ổn định đường huyết.

Cảnh báo nhiệt độ cảm nhận ngoài trời có nơi lên tới 45 độ C: Tuyệt đối tránh 1 kiểu dùng quạt, điều hòa để ngừa đột quỵ!

Cảnh báo nhiệt độ cảm nhận ngoài trời có nơi lên tới 45 độ C: Tuyệt đối tránh 1 kiểu dùng quạt, điều hòa để ngừa đột quỵ!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Việc sử dụng điều hòa, quạt không đúng cách cũng có thể đe dọa sức khỏe, đặc biệt có thể gây đột tử.

Thanh niên 20 tuổi đường huyết cao vọt, vôi hóa thận do mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 20 tuổi đường huyết cao vọt, vôi hóa thận do mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mới 20 tuổi, thanh niên có tiền sử bệnh tiểu đường bị đường huyết cao vọt, vôi hóa thận sau một thời gian tự ý bỏ thuốc.

7 cách thức dậy vào buổi sáng không khiến bạn mệt mỏi

7 cách thức dậy vào buổi sáng không khiến bạn mệt mỏi

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Việc khó thức dậy vào buổi sáng có rất nhiều nguyên nhân, có thể do bạn ngủ không đủ giấc, gặp stress hay bị rối loạn giấc ngủ… Hãy thực hiện những cách dưới đây để buổi sáng thức dậy bạn không cảm thấy mệt mỏi.

Top