6 cách tự nhiên làm sạch phổi, ngăn ngừa khó thở
Tổn thương phổi hậu COVID-19, kèm theo chất lượng không khí luôn ở mức có hại cho sức khỏe hay độc tố từ khói thuốc lá ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Tuy nhiên, nếu duy trì một số thói quen lành mạnh sẽ giúp duy trì lá phổi khỏe mạnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí dẫn đến 4,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.
TS. Deborah Weatherspoon, chuyên gia hô hấp tại Mỹ cho biết, s au khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm , phổi, ngực có thể cảm thấy đầy, tắc nghẽn hoặc viêm. Nguyên nhân là do phổi tăng cường sản xuất c hất nhầy để kìm giữ vi khuẩn và mầm bệnh .
Tuy nhiên, nếu phổi yếu, khả năng tống chất nhầy ra khỏi cơ thể bị hạn chế sẽ gây khó thở , mệt mỏi. Do đó, giữ cho lá phổi luôn khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết. Biện pháp tốt nhất giúp phổi luôn khỏe mạnh là tránh các chất độc hại, chẳng hạn như khói thuốc lá và ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, thực hiện m ột số phương pháp tống chất nhầy ra khỏi cơ thể cũng có tác dụng làm sạch phổi, hỗ trợ mở rộng đường thở, cải thiện dung tích phổi và giảm viêm cũng như c ó thể giúp giảm thiểu t ác động của các chất ô nhiễm gây ra cho phổi.
1 . Xông hơi trị liệu
Liệu pháp xông hơi liên quan đến việc hít hơi nước để mở đường thở và cũng có thể giúp làm lỏng chất nhầy.
Người mắc bệnh phổi thường nhận thấy các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi gặp không khí lạnh hoặc khô do loại k hí hậu này dễ làm khô màng nhầy trong đường thở và hạn chế lưu lượng máu.
Ngược lại, hơi nước làm tăng độ ấm và độ ẩm cho không khí, có thể cải thiện hơi thở và giúp làm lỏng chất nhầy bên trong đường thở và phổi. Xông hơi giúp đường thở được bổ sung độ ẩm có thể giúp giảm đau nhanh và hỗ trợ thở dễ dàng hơn.

Xông hơi cung cấp độ ẩm cho đường thở, hỗ trợ thở dễ dàng hơn.
2. Ho có kiểm soát
Ho là cách cơ thể trục xuất các độc tố bị mắc kẹt trong chất nhầy một cách tự nhiên. Ho có kiểm soát làm lỏng chất nhầy dư thừa trong phổi, tống đờm ra ngoài.
Cách thực hiện:
- N gồi xuống ghế, thả lỏng vai, giữ hai bàn chân phẳng trên sàn .
- K hoanh tay trước bụng .
- H ít vào từ từ bằng mũi .
- T ừ từ thở ra trong khi đẩy người về phía trước, áp cánh tay vào bụng .
- H o hai hoặc ba lần trong khi thở ra, giữ cho miệng hơi mở .
- H ít vào từ từ bằng mũi .
- N ghỉ ngơi và lặp lại khi cần thiết .

Các bước thực hiện ho có kiểm soát.
3. Dẫn lưu tư thế hỗ trợ đưa chất nhầy ra khỏi phổi
Dẫn lưu tư thế liên quan đến việc nằm ở các vị trí khác nhau nhằm sử dụng trọng lực để loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi. Thực hành này có thể cải thiện hơi thở và giúp điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng phổi.
Kỹ thuật dẫn lưu tư thế khác nhau tùy thuộc vào vị trí:
3. 1. Nằm ngửa
Cách thực hiện:
- Nằm xuống sàn hoặc trên giường.
- Đặt gối dưới hông để đảm bảo ngực thấp hơn hông.
- Từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Mỗi lần thở ra phải dài gấp đôi thời gian hít vào, được gọi là nhịp thở 1:2.
- Tiếp tục trong vài phút.

Tư thế nằm ngửa
3. 2. Nằm nghiêng
Cách thực hiện:
- Nằm nghiêng một bên, gối đầu vào cánh tay hoặc gối.
- Đặt gối dưới hông.
- Thực hành kiểu thở 1:2.
- Tiếp tục trong vài phút.
- Lặp lại ở phía bên kia.

Tư thế nằm nghiêng
3. 3. Nằm sấp
Cách thực hiện:
- Đặt một chồng gối trên sàn nhà.
- Nằm sấp trên gối. Nhớ giữ hông cao hơn ngực.
- Gấp cánh tay dưới đầu để được hỗ trợ.
- Thực hành kiểu thở 1:2.
- Tiếp tục trong vài phút.

Tư thế nằm sấp
4. Tập thể dục
Tập thể dục buộc các cơ phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nhịp thở của cơ thể, dẫn đến việc cung cấp nhiều oxy hơn cho các cơ. Tập thể dục cũng cải thiện lưu thông, giúp cơ thể loại bỏ lượng carbon dioxide dư thừa hiệu quả hơn.
Cơ thể sẽ bắt đầu thích nghi để đáp ứng nhu cầu tập thể dục thường xuyên. Các cơ sẽ học cách sử dụng oxy hiệu quả hơn và tạo ra ít carbon dioxide hơn.
Mặc dù việc tập thể dục có thể khó khăn hơn đối với những người mắc bệnh phổi m ạ n tính, nhưng chính bản thân họ sẽ nhận được những lợi ích từ việc tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, với n hững trường hợp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bộ môn thể thao tập luyện cũng như thời gian và cường độ phù hợp với sức khỏe hiện tại của mình.

Các bài tập thể dục cung cấp nhiều oxy cho phổi
5. Sử dụng trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm phổi. Các hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại khi hít phải khói như khói thuốc lá, khói nhà máy...
Một nghiên cứu năm 2018 liên quan đến hơn 1.000 người trưởng thành ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng, những người uống ít nhất hai tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn những người không uống.
6. Tăng cường t hực phẩm chống viêm
Viêm đường hô hấp có thể gây khó thở và khiến ngực có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Sử dụng thực phẩm chống viêm có thể làm giảm viêm để giảm các triệu chứng này.
Thực phẩm giúp chống viêm bao gồm: N ghệ , rau lá xanh , anh đào , quả việt quất, q uả óc chó , đậu , đậu lăng ...

Thực phẩm chống viêm có tác dụng tăng cường sức khỏe cho phổi.
7. Vỗ rung ngực
Vỗ rung là một phương pháp khác giúp loại bỏ chất nhầy dư thừa ra khỏi phổi.
Cách thực hiện : K hum hai bàn tay và vỗ nhịp nhàng vào thành ngực để đánh bật chất nhầy bị mắc kẹt trong phổi.

Vỗ rung vào thành ngực hỗ trợ tống chất nhầy ra khỏi phổi.

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.