6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật. Đó là các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và có thể hôn mê.
Nắng nóng gay gắt kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của mọi người. Có nhiều bệnh do nắng nóng gây ra, trong đó đặc biệt nguy hiểm có bệnh đột quỵ .
Đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng là người già, những người làm việc ngoài trời và trẻ em.

Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật.
Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ do nắng nóng
Một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khi nắng nóng:
- Phải làm việc hoặc tập luyện quá lâu ở môi trường nắng nóng.
- Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng. Hoặc một số người có đáp ứng kém hay kém thích nghi với nhiệt độ cao.
- Tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng, thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng nóng.
- Mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim, rung nhĩ, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh phổi… có nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng cao hơn người khác.
- Người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải, các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp, các thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, các chất ma túy loại amphetamines hoặc cocaine.
- Thường xuyên làm việc, tập luyện, sinh hoạt… trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng, thời tiết khắc nghiệt khiến cơ thể dễ bị kiệt sức, làm tăng nặng bệnh tim mạch, huyết áp có sẵn dẫn đến nguy cơ đột quỵ não.
Các yếu tố nguy cơ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng hoặc khiến người bệnh phải chịu nhiều di chứng nặng nề như: mất khả năng ngôn ngữ, yếu liệt, tàn phế suốt đời…
Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
Bệnh cảnh do nắng nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi nếu chỉ là say nắng nóng. Và đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực là do kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng.
- Thân nhiệt tăng cao: Người phải làm việc hay trẻ em chơi ngoài trời nắng, nếu bị đột quỵ, nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 - 41oC hoặc cao hơn.
- Tim đập nhanh: Ở người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp. Khi nhịp tim đập quá nhanh có thể hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này nếu bị vỡ rời, nó có thể đi lạc đến các bộ phận khác và cản trở một động mạch não, gây ra cơn đột quỵ.
- Thở dốc: Thân nhiệt tăng kèm theo biểu hiện thở dốc, hơi thở yếu là biểu hiện rõ nét của đột quỵ do nắng. Tình trạng này dễ gặp ở trẻ em mải chơi ngoài trời nắng lâu.
- Buồn nôn: Chóng mặt, buồn nôn cũng là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể nôn rất nhiều.
- Vã mồ hôi: Da sẽ trở nên khô và nóng sau một thời gian đổ mồ hôi. Khi thời tiết quá nắng nóng, cơ thể người sẽ bị nóng và toát mồ hôi nhiều. Khi thấy cơ thể toát mồ hôi nhiều, kèm theo mệt mỏi thì đó là biểu hiện của đột quỵ do nắng.
- Đau đầu: Một cơn đau đầu dữ dội và đột ngột là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ.

Cơn đau đầu dữ dội và đột ngột là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ.
Cách xử trí và phòng ngừa đột quỵ do nắng nóng
Xử trí đột quỵ do nắng nóng
Cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát sau đó tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như:
- Đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo.
- Chườm bằng nước mát khắp người hoặc phun nước hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước mát.
- Khi thân nhiệt người bệnh giảm xuống 38 độ C, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.
- Bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.
Cách phòng ngừa đột quỵ do nắng nóng
Mặc dù nguy hiểm nhưng đột quy do nắng nóng hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản.
- Không ở ngoài trời nắng lâu nhất là vào những giờ cao điểm nắng nóng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Tránh làm việc lâu khi gần các nguồn nhiệt nóng như lò nung vôi, gốm, lò rèn.
- Mang đủ mũ nón, trang bị bảo hộ lao động cần cho phòng tránh nắng nóng.
- Cải thiện môi trường làm việc: thông gió, thông khí, không làm việc hoặc có những hoạt động gắng sức ở ngoài trời nắng khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống không đầy đủ, cơ thể đói và khát.
- Cần đội nón mũ rộng vành khi đi ngoài nắng.
- Với người già và trẻ em cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ khi ở phòng lạnh đi ra ngoài, cơ thể rất dễ toát mồ hôi đột ngột, tình trạng này sẽ nguy hiểm cho người cao niên.
- Nên uống đủ nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Cần uống nước thường xuyên để tránh mất nước.
- Những người cao tuổi, sức yếu, có bệnh tim mạch, đã từng bị đột qụy thì không nên ra ngoài nắng.
- Không làm việc hoặc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói và khát.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, để cơ thể luôn khỏe mạnh, có sức phòng bệnh trong những ngày nắng nóng.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 48 phút trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.