Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 điều chị em cần biết về đau bụng kinh

Thứ năm, 10:10 27/03/2025 | Bệnh thường gặp

Hiểu biết về đau bụng kinh có ý nghĩa rất quan trọng để chị em có thể kiểm soát được cơn đau, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống trong kỳ 'đèn đỏ'.

Đau liên quan đến kinh nguyệt được gọi là đau bụng kinh. Khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, thông thường phụ nữ sẽ thấy một mức độ khó chịu và đau nhất định bao gồm chuột rút, đau đầu, đau âm ỉ ở lưng và dạ dày.

Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, cơn đau trở nên nghiêm trọng đến mức làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường. Không nên bỏ qua điều này vì nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh thường biểu hiện do các hóa chất gọi là prostaglandin được sản xuất trong tử cung được giải phóng vào máu, khiến các cơ và mạch máu trong và xung quanh tử cung co lại. Đây là lý do tại sao phụ nữ bị đau bụng hoặc đau vùng chậu trong thời kỳ kinh nguyệt.

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Công Định - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, đau bụng kinh thường bắt đầu từ trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường kéo dài vài ngày ở bụng dưới hay khung chậu với các triệu chứng như: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, thậm chí có trường hợp đau quằn quại dẫn đến hôn mê.

Đôi khi, có một lý do khác khiến chị em bị đau trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh dữ dội hoặc dai dẳng có thể cảnh báo một số tình trạng sức khỏe liên quan đến bộ máy sinh sản của người phụ nữ như:

  • Bệnh lạc nội mạc tử cung và/hoặc bệnh lạc nội mạc tử cung: mô tử cung phát triển ở nơi không mong muốn.
  • U xơ tử cung: khối u xuất hiện xung quanh tử cung.
  • Bệnh viêm vùng chậu: nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
  • Một số nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội ít gặp hơn bao gồm: dị tật tử cung bẩm sinh, dính buồng tử cung.
6 điều chị em cần biết về đau bụng kinh- Ảnh 1.

Đối với một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể khá nghiêm trọng gây cản trở các hoạt động hàng ngày trong vài ngày mỗi tháng.

2. Điều gì làm cho cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn?

Đau bụng kinh sinh lý thường sẽ có cảm giác đau trong khoảng 12 giờ trước khi có kinh hoặc 6 giờ sau khi bắt đầu thấy máu. Một số người có thể bị cơn đau kéo dài tới vài ngày. Nguyên nhân đau nhiều khi hành kinh phần lớn là do sinh học và có yếu tố gia đình. Đau bụng kinh phần lớn do tử cung co bóp quá mức để tống máu kinh ra ngoài gặp ở những tử cung nhạy cảm cao với các kích thích, hoặc là ở những tử cung có tư thế bất thường như gập trước, gập sau,...

Có một số yếu tố lối sống và tình trạng sức khỏe tâm thần có thể làm trầm trọng thêm cơn đau bụng kinh bao gồm:

  • Thừa cân;
  • Hút thuốc lá;
  • Trầm cảm;
  • Tiêu thụ rượu;
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh, ăn nhiều đồ lạnh, uống ít nước, không giữ ấm bụng;
  • Mức độ căng thẳng và lo âu.

3. Một số triệu chứng phổ biến của đau bụng kinh

Đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau. Không có một nhóm triệu chứng nào ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ và ngay cả các triệu chứng chung cũng khác nhau về cường độ. Một số triệu chứng phổ biến là:

  • Đau bụng quặn thắt;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Chóng mặt;
  • Đau lưng;
  • Đau cơ.

Ngoài những cảm giác đau bụng dữ dội khi có kinh nguyệt, nhiều chị em còn gặp các triệu chứng trầm cảm như thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu những cơn đau bụng kinh không phải do bệnh lý gây ra sẽ có xu hướng giảm dần theo tuổi tác và thường cải thiện sau khi sinh con.

4. Khi nào đau bụng kinh là vấn đề đáng lo ngại?

Chị em nên nhớ, đau dữ dội khi trong kỳ kinh nguyệt là không bình thường và không bao giờ được bỏ qua. Ví dụ, nếu tình trạng đau nhức khiến bạn không thể ra khỏi giường, thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Hãy ghi lại nhật ký cơn đau mà bạn có thể cho bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ phụ khoa xem là cách đúng đắn để bắt đầu. Xếp hạng cơn đau từ 1 đến 10 và ghi lại bất kỳ triệu chứng đi kèm nào mà bạn thường xuyên gặp phải. Bạn thu thập càng nhiều thông tin thì bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác hơn. Trường hợp đau bụng kinh nghiêm trọng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, các triệu chứng ngày càng tệ hơn, những cơn đau bụng kinh dữ dội cần đi khám càng sớm càng tốt.

5. Phụ nữ có thể làm gì để giảm đau mỗi tháng?

Đảm bảo cơ thể luôn cung cấp đủ nước là điều quan trọng. Trà thảo mộc là một cách ngon miệng để đảm bảo nhận được đủ nước và nhiều phụ nữ thậm chí còn báo cáo rằng chất lỏng ấm giúp làm dịu cơn đau bụng kinh. Cố gắng tránh tất cả caffeine và rượu trong thời kỳ kinh nguyệt vì chúng khiến mạch máu co lại, có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để biết thời kỳ sắp bắt đầu kinh nguyệt là một cách giúp bạn dự đoán cơn đau trước khi nó ập đến. Chuẩn bị gói chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt có chứa mọi thứ bạn cần để hạn chế cơn đau và quản lý chu kỳ. Những thứ cần thiết bao gồm băng vệ sinh hoặc tampon, túi chườm nóng, gel giảm đau cơ, đồ lót thoải mái, trà thảo mộc yêu thích và một bình nước nóng. Khi đến kỳ, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn. Bạn nên chuẩn bị một số loại thực phẩm yêu thích của mình để giúp bản thân thoải mái hơn một chút.

6 điều chị em cần biết về đau bụng kinh- Ảnh 2.

Chườm ấm vùng bụng và lưng dưới giúp làm giảm cơn đau bụng kinh.

6. Các mẹo nhỏ ứng phó hữu ích cho giai đoạn khó khăn

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể bắt đầu thực hiện tại nhà:

  • Tập thể dục: tập thể dục giúp sản xuất các chất hóa học và endorphin ngăn chặn cơn đau.
  • Chườm nóng: tắm nước ấm hoặc đặt túi nước nóng hoặc miếng chườm nóng lên bụng có thể giúp làm dịu.
  • Ngủ: ngủ đủ giấc trong thời kỳ kinh nguyệt giúp ngăn ngừa tình trạng kích ứng và bồn chồn (liên quan đến chứng mất ngủ và mệt mỏi làm tăng thêm sự khó chịu).
  • Thư giãn: thực hành chánh niệm hoặc yoga nhẹ nhàng có thể giúp bạn bình tĩnh và có góc nhìn mới về cơn đau.

Khi cơn đau bụng kinh nghiêm trọng, chảy máu nhiều nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị kịp thời. Nếu đau bụng kinh do bệnh lý thì tùy theo mức độ tổn thương, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp để vừa kết hợp điều trị bệnh vừa cải thiện triệu chứng như thuốc tránh thai, phẫu thuật.

Thiên Châu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Chỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Top