Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 món ăn tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi chăm sóc tại nhà

Thứ tư, 11:03 19/07/2023 | Mẹ và bé

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch chống lại virus gây bệnh. Vậy các món ăn nào thích hợp với trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi chăm sóc tại nhà?

1. Cần xử trí và chăm sóc thế nào khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường bắt đầu với triệu chứng: sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng.

Khoảng 1 - 2 ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở xuất hiện trong miệng gây đau rát. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét, vết loét chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.

Dấu hiệu phát ban không ngứa xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước. Phát ban thường tập trung nhiều trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục...

Khi phát hiện dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Trường hợp trẻ mắc bệnh nhẹ sẽ được hướng dẫn điều trị chăm sóc tại nhà.

6 món ăn tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi chăm sóc tại nhà - Ảnh 2.

Dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ như: hạ sốt , cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh các vùng da có mụn phỏng, nhất là các vết loét trong miệng.

Theo ThS. Đỗ Thị Thúy Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, trường hợp trẻ mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ, chỉ có loét miệng, tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt thì có thể được điều trị và theo dõi tại nhà.

Cha mẹ cần chăm sóc và cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cần cách ly và kiểm soát tình trạng sốt của trẻ; vệ sinh cơ thể, chăm sóc da đúng cách; theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp phù hợp, kịp thời.

Về chế độ ăn uống của trẻ:

  • Nếu trẻ còn bú: tiếp tục cho ăn sữa mẹ (vắt sữa đổ thìa khi trẻ đau miệng không bú được).
  • Đối với trẻ lớn: cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp , cháo. Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ. Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng, cứng.

2. Các món ăn tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Khi mắc bệnh tay chân miệng trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu do các vết phồng rộp trong miệng gây đau đớn khi nhai, nuốt. Vì thế trẻ thường không muốn ăn, chán ăn, quấy khóc, hay nôn trớ… Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý cha mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn loãng nhưng giàu dinh dưỡng để trẻ dễ nuốt, dễ tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Các món ăn mềm, lỏng như súp, cháo… chứa nhiều nước giúp bù lượng nước thiếu hụt bị mất do trẻ bị sốt. Súp, cháo cũng rất dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Đây cũng là món ăn ưa thích thường ngày của trẻ nên trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Dưới đây là một số món cháo, súp cung cấp đầy đủ các nhóm chất như: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất . Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh hồi phục.

Súp gà ngô nấm

Nguyên liệu

  • Thịt gà 200g
  • Ngô ngọt ½ bắp
  • Lòng trắng trứng gà 1 quả
  • Nấm hương, cà rốt, một ít bột năng

Cách làm

- Thịt gà rửa sạch, để ráo nước, cho nước vào luộc gà chín, vớt ra đĩa rồi xé sợi. Phần xương gà cho vào ninh cho ngọt nước, lọc lấy nước dùng để nấu súp.

- Ngô ngọt tách lấy hạt, rửa sạch. Cà rốt bào bỏ vỏ, cắt hạt lựu. Nấm hương ngâm nước ấm, rửa sạch, thái sợi. Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

- Cho ngô ngọt, cà rốt vào nước luộc gà đun sôi cho chín mềm. Tiếp tục cho gà xé sợi, nấm hương vào và nêm nếm gia vị vừa miệng.

- Cho bột năng trộn với một ít nước khuấy tan, đổ từ từ vào nồi súp gà, vừa đổ vừa khuấy đều, hạ lửa nhỏ đun thêm vài phút. Đánh lòng trắng trứng gà cho vào nồi súp, khuấy đều cho sôi lại. Thêm rau mùi, hành lá, khuấy đều và tắt bếp.

Súp tôm bí đỏ

Nguyên liệu

  • Tôm 100g
  • Bí đỏ 150g
  • Sữa tươi không đường 30ml
  • Gia vị, dầu ăn

Cách làm

- Tôm tươi lột vỏ và đầu, rút sạch chỉ đen trên lưng, rửa sạch. Phần đầu tôm giữ lại để nấu nước dùng.

- Đun nước dùng khoảng 10 phút thì vớt đầu tôm ra. Cho thịt tôm vào trần chín, vớt ra và xắt thành miếng nhỏ.

- Cho một ít dầu ăn vào nồi đun nóng rồi cho bí đỏ đã thái miếng vào xào đến khi săn lại. Sau đó cho nước dùng tôm vào nồi bí đỏ đun với lửa nhỏ vừa trong khoảng 15 phút. Khi bí đỏ chín mềm thì cho sữa vào khuấy đều, đun sôi lại, sau đó xem xay nhuyễn hỗn hợp bí đỏ bằng máy xay sinh tố.

- Bí đỏ đã được xay nhuyễn cho lại vào nồi rồi cho thịt tôm vào, khuấy đều hỗn hợp súp tôm bí đỏ, nấu thêm khoảng 1 - 2 phút rồi nêm gia vị là được.

6 món ăn tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi chăm sóc tại nhà - Ảnh 4.

Súp tôm bí đỏ.

Súp thịt bò khoai tây

Nguyên liệu

  • 1 củ khoai tây
  • 50g thịt bò
  • 1 viên phô mai
  • 200ml nước dùng

Cách làm

- Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, sau đó đem hấp rồi tán nhuyễn. Thịt bò rửa sạch, xay nhỏ.

- Cho thịt bò và khoai tây vào nồi nước dùng, đun sôi, nêm gia vị rồi thả viên phô mai vào, khuấy đều đến khi tan là được.

Cháo thịt gà cà rốt

Nguyên liệu

  • Gạo 50g
  • Thịt gà 50g
  • Cà rốt 30g
  • Hành lá, gia vị

Cách làm

- Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín, xé nhỏ.

- Cà rốt nạo vỏ và rửa sạch, luộc chín, sau đó tán nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

- Vo sạch gạo, dùng nước luộc gà ninh nhừ cháo. Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt gà, cà rốt, một ít hành lá vào đảo đều, nêm gia vị đảo đều rồi tắt bếp.

Cháo sườn rau củ

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ 2 nắm
  • Khoai tây 1 củ
  • Cà rốt ½ củ
  • Nấm rơm 100g
  • Sườn non 300g
  • Hành lá, mùi, gia vị

Cách làm

- Cho sườn vào luộc sôi rồi rửa sạch, thêm nước đun cho sườn chín mềm rồi vớt ra để riêng.

- Khoai tây, cà rốt gọt sạch vỏ, thái hạt lựu. Nấm rơm rửa sạch, trần qua nước sôi, để ráo, cắt đôi.

- Cho gạo vào nồi nước sườn nấu thành cháo nhừ. Sau đó cho tiếp khoai tây, cà rốt vào ninh thêm 10 phút thì cho tiếp nấm rơm vào đun chín, nêm gia vị rồi tắt bếp.

6 món ăn tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi chăm sóc tại nhà - Ảnh 5.

Cháo sườn rau củ.

Cháo thịt bò rau củ

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ 50g
  • Khoai tây 1 củ nhỏ
  • Cà rốt 20g
  • Thịt bò 30g
  • Đậu Hà Lan 10g

Cách làm

- Thịt bò rửa sạch, bằm nhuyễn. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.

- Đem luộc hoặc hấp các loại rau củ: khoai tây, cà rốt và đậu Hà Lan, để ra đĩa.

- Nấu cháo chín nhừ, sau đó cho thịt bò và khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan vào khuấy đều, nêm  gia vị, đun thêm khoảng 5 phút nữa là được.

Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 11 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 2 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

Top