6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác
GĐXH - Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là một loại ung thư phổ biến, có xu hướng phát triển khi độ tuổi càng cao, nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới.
Theo các chuyên gia y tế, ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị từ sớm.
6 nhóm người cần đề phòng mắc ung thư tuyến giáp
Nữ giới trẻ tuổi
Ung thư tuyến giáp (giống như hầu hết các bệnh về tuyến giáp) phổ biến gấp 3 lần ở phụ nữ so với nam giới. Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ cao hơn ở phụ nữ trẻ tuổi từ 40 hoặc 50. Trong khi đó, độ tuổi nam giới khi chẩn đoán thường là 60 – 70. Tuy nhiên, độ tuổi mắc bệnh ở cả nam và nữ đều đang có xu hướng trẻ hóa.
Người có đột biến di truyền
Một số điều kiện di truyền được cho rằng có liên kết với các loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, hầu hết những người bị ung thư tuyến giáp không có tình trạng di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp
Có một thân nhân bậc một (cha mẹ, anh, chị, hoặc con) bị ung thư tuyến giáp làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Cơ sở di truyền của các loại ung thư này không hoàn toàn rõ ràng.
Người có chế độ ăn thiếu iốt
Ung thư tuyến giáp phổ biến ở những châu lục, vùng miền có chế độ ăn uống với hàm lượng iod thấp. Ở Hoa Kỳ, hầu hết mọi người đều có đủ iốt trong chế độ ăn uống. Chế độ ăn kiêng với mức iốt thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đặc biệt với những người từng bị phơi nhiễm phóng xạ.
Người bị nhiễm bức xạ
Phơi nhiễm phóng xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh gây ung thư tuyến giáp. Các nguồn bức xạ có thể bắt nguồn từ một số điều trị y tế và phóng xạ do các vụ tai nạn của nhà máy điện hoặc vũ khí hạt nhân gây ra.
Có phương pháp điều trị chiếu xạ đầu và cổ trong thời thơ ấu là một yếu tố nguy cơ cho ung thư tuyến giáp. Rủi ro phụ thuộc vào mức độ bức xạ được đưa ra và tuổi của đứa trẻ. Nói chung, nguy cơ gia tăng với liều lượng lớn hơn và ở độ tuổi trẻ hơn khi điều trị. Việc tiếp xúc với chất phóng xạ ở người lớn mang ít nguy cơ ung thư tuyến giáp hơn.
Người mắc một số bệnh khác
Tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao hơn ở những người có các tình trạng di truyền bất thường như: Hội chứng FAP (người bị hội chứng này phát triển nhiều polps đại tràng và có nguy cơ cao bị ung thư ruột già), bệnh Cowden (những người có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp, bao gồm cả ung thư tuyến giáp, ung thư tử cung, vú).
Bệnh ung thư tuyến giáp có phòng ngừa được không?
Không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, những cách dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp:
Bổ sung i-ốt vừa đủ
Việc nạp quá nhiều i-ốt hoặc quá ít i-ốt sẽ dẫn đến bệnh tuyến giáp hình thành. Vì vậy cần ăn i-ốt đúng cách trong chế độ ăn hàng ngày, lượng ăn nên theo tiêu chuẩn quy định, không nên quá nhiều hoặc quá ít.
Nếu không biết hàm lượng i-ốt trong cơ thể nằm trong giới hạn bình thường hay không, có thể đến bệnh viện để kiểm tra, làm các xét nghiệm để biết chỉ số chuẩn. Nếu hàm lượng i-ốt trong cơ thể quá cao thì nên ăn ít thực phẩm có hàm lượng i-ốt và ngược lại, thiếu thì nên bổ sung thêm.
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo xấu sẽ khiến gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp, do đó mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, không nên sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin…
Nên tập thói quen đi ngủ sớm, thức dậy sớm, bổ sung nhiều nước có thể thải ra một số cặn bã và chất thải trong cơ thể, uống nhiều nước cũng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Việc kiểm soát cân nặng không chỉ phòng ngừa được ung thư tuyến giáp mà còn cả nhiều bệnh lý khác do đó nên tập thể dục đảm bảo trọng lượng cơ thể hợp lý.
Ngoài ra, hãy cố gắng ăn ít những thực phẩm thiếu lành mạnh, vì hiện nay có rất nhiều thứ chứa hormone. Thay vào đó, hãy ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho cơ thể, giúp cơ thể vận hành trong điều kiện bình thường và ổn định nhất.
Tránh xa tác hại của bức xạ
Một trong những tác nhân khiến con người dễ thắc mắc ung thư hơn đó chính là tia bức xạ. Không những thế, các xét nghiệm hình ảnh trong y khoa cũng gây hại cho sức khỏe con người vì điều đó không nên lạm dụng nhiều và cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.
Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcChóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.
Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...
Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đau tức vùng hạ vị, người phụ nữ đi khám phát hiện tử cung hình thù xù xì, có hàng chục khối u xơ lớn nhỏ vây quanh...
Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcSKĐS - Viêm khớp thái dương hàm (hay còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, loạn năng khớp thái dương hàm) là một nhóm các tình trạng gồm: đau và rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm hoặc cơ quanh khớp thái dương.
Những điều cần biết về virus cúm A
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcHiểu biết đúng cúm A, nhận biết bệnh sớm, theo dõi tích cực và dự phòng hiệu quả là cách chủ động để đẩy lùi bệnh cúm A ở từng cá nhân và cho cả cộng đồng.
Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề.
Trời lạnh, người bệnh tiểu đường uống nước chanh mật ong cần biết điều này để ngừa bệnh hô hấp, tăng đề kháng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một ly nước chanh ấm và mật ong vào buổi sáng sớm sẽ giúp người bệnh tiểu đường nâng cao hệ thống miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tật như cảm lạnh thông thường, cùng nhiều công dụng khác...
Bất ngờ loại quả rẻ tiền bán đầy chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường type 2, người có mức cholesterol cao, vấn đề về đường tiêu hóa,... là những đối tượng được khuyến khích nên ăn chuối xanh.
Trẻ 7 tuổi ở Hà Giang sốc phản vệ vì thói quen nhiều cha mẹ Việt hay làm mỗi khi bị ho
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - 5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhi bị ho khan nên gia đình đã tự mua thuốc cho uống. Sau 1 ngày, bé H. đau bụng, sốt gần 38 độ C, mẩn ngứa, phát ban toàn thân.
Thanh niên 21 tuổi bất ngờ phải chạy thận, huyết áp tăng cao vì thói quen sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Đau đầu, mất ngủ, uống thuốc giảm đau thuốc giảm đau nhiều lần nhưng không khỏi, thanh niên 21 tuổi đến viện khám mới biết mình bị huyết áp tăng cao và suy thận từ lâu mà không biết.
Bất ngờ loại quả rẻ tiền bán đầy chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường type 2, người có mức cholesterol cao, vấn đề về đường tiêu hóa,... là những đối tượng được khuyến khích nên ăn chuối xanh.