6 sai lầm khiến cơm mất hết chất dinh dưỡng khi nấu nồi cơm điện
GiadinhNet – Nhiều người cho rằng nấu cơm bằng nồi cơm điện chỉ cần vo gạo, đổ nước rồi ấn nút. Nhưng những tình tiết nhỏ sau đây nếu không để ý sẽ khiến cơm nhà bạn bớt ngon và mất hết chất dinh dưỡng.
Một số sai lầm trong nấu cơm làm mất dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe, cần hết sức chú ý:
Nấu cơm bằng nước lạnh

Nhiều gia đình khi nấu cơm thường dùng nước lạnh để nấu trực tiếp. Điều này sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước.
Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại. Việc nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung để giữ nhiệt và tránh cho gạo tiếp xúc với không khí mà lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Chọn gạo có mùi quá thơm

Để gạo thơm và bảo quản được lâu hơn, người bán gạo thường sử dụng các hương liệu tạo mùi, giữ cho mùi được thơm lâu hơn. Tuy nhiên các hương liệu tạo mùi thường không có nguồn gốc rõ ràng nên nếu chọn gạo quá thơm, chúng ta vô tình ăn phải loại gạo chứa nhiều hóa chất tạo mùi.
Vì vậy, không nên mua những loại gạo có mùi thơm lạ, thơm quá mức. Trước khi mua gạo nên nắm gạo trên tay để ngửi, phân biệt gạo có sử dụng hóa chất tạo mùi hay không.
Vo gạo quá kỹ

Không vo gạo quá kỹ vì sẽ làm mất đi nhiều vitamin và khoáng chất.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng vo gạo càng trắng càng ngon. Tuy nhiên, đây cũng chính là thói quen sai lầm bởi nó làm mất đi dinh dưỡng có trong gạo.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài thành phần chính là carbohydrate thì trong gạo còn có một số loại vitamin như vitamin nhóm B, các chất khoáng ví dụ như canxi. Các chất dinh dưỡng này thường nằm tập trung ở phần vỏ cám của gạo, nếu chúng ta chà xát rất mạnh vào gạo thì chỉ còn carbohydrate, còn các loại vitamin chất khoáng có ở trong gạo sẽ bị mất đi.
Để cơm chín quá lâu mới ăn

Nhiều người cắm nồi cơm điện nhưng lại để rất lâu sau mới ăn, việc này không chỉ khiến cơm bị khô, cứng, ôi mà còn làm giảm đi một lượng chất dinh dưỡng nhất định.
Tốt nhất, các bạn nên ăn cơm sau khi bật nút ủ khoảng 10 - 15 phút. Đó cũng là lúc cơm ngon, ngọt và tơi nhất.
Nhấn nút "Cook" nhiều lần

Nên hạn chế tối đa việc phải nhấn nút "Cook" nhiều lần mỗi khi sử dụng nồi cơm điện, vì khi muốn hâm nóng cơm, tạo cơm cháy, nhiều người nhấn nút "Cook" nhiều lần để nồi đạt mức nhiệt như ý... Việc này dễ khiến rơ le nhiệt nồi cơm bị nhảy nút quá sớm dẫn đếm cơm sống hoặc bị khê cơm. Nếu cố tình lấy cháy ở đáy nồi, dùng những vật cứng, kim loại sẽ dễ bị bong lớp chống dính khiến nồi nhanh hỏng, lâu dần sẽ nguy hại đến sức khỏe.
Không rửa sạch tay trước khi vo gạo

Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất, và ít được các bà nội trợ quan tâm. Tuy nhiên, hằng ngày đôi tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn.
Thậm chí, theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.
M.H (th)

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 1 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước
Sống khỏe - 1 ngày trướcMất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ
Sống khỏe - 1 ngày trướcQuả vải không chỉ có vị thơm ngọt mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, dưới đây là 5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.