Hà Nội
23°C / 22-25°C

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Công tác dân số trong tình hình mới và chiến lược dân số đến năm 2030

GiadinhNet - Hiện nay, công tác dân số được chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Do vậy, nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, có tính chất quyết định đến công cuộc phát triển đất nước.

Công tác dân số trong tình hình mới

Nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội, do vậy Đảng, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật để nâng cao chất lượng dân số.

Theo kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, quy mô dân số nước ta là 96,2 triệu người. Như vậy, nước ta đã tăng thêm 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm 2018, tương đương tỷ lệ tăng dân số là 1,56%, không đạt kế hoạch năm 2019 (chỉ tiêu dân số là 95,7 triệu người, tỷ lệ tăng dân số là 1,06%)1.

Bên cạnh đó, theo Tổng cục Thống kê, tổng tỷ suất sinh cả nước năm 2019 là 2,09 con, đây là năm thứ ba liên tiếp mức sinh dưới mức sinh thay thế (năm 2017 là 2,04 con, năm 2018 là 2,05 con). Tuy nhiên, hiện nay, mức sinh rất khác biệt giữa các vùng miền, khu vực2.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Công tác dân số trong tình hình mới và chiến lược dân số đến năm 2030 - Ảnh 1.

Nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội. Ảnh: Việt Hà

Tính đến thời điểm ngày 01/4/2019, tỷ số giới tính khi sinh trên cả nước là 111,5 bé trai/100 bé gái. Tuy nhiên, kết quả Tổng cục Dân số tổng hợp từ các tỉnh, thành phố, tính đến ngày 31/12/2019, con số này là 108 bé trai/100 bé gái. Như vậy, nếu so kế hoạch đặt ra là 114 bé trai/100 bé gái thì đã hoàn thành chỉ tiêu khống chế tỷ số giới tính khi sinh. Tuy tỷ số giới tính khi sinh năm 2019 đã giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao. Đặc biệt, năm 2019, tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng tăng; tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt và vượt kế hoạch đề ra; công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được chú trọng, số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh là 40%, tăng 2% so với năm 2018 nhưng không đạt kế hoạch (chỉ tiêu là 70%)3.

Từ thực tế trên, việc nâng cao chất lượng dân số không chỉ là việc của ngành Y tế, Dân số mà của toàn xã hội. Do đó, để đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết số 21 – NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra, việc quan trọng là cần tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện thể chế, cụ thể là hoàn thành các Đề án trong Chương trình hành động của Chính phủ, đặc biệt là các Đề án cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 21-NQ/TW.

Cùng với đó, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác dân số ở cấp tỉnh, huyện, xã theo hướng hiệu lực, hiệu quả phù hợp với trọng tâm công tác dân số trong tình hình mới; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc chuyển hướng chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển (DSPT).

Mặt khác, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu về DSPT, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm là chất lượng và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.

Nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác DSPT là tuyên truyền, vận động để tạo nhu cầu và tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó. Trong các Chiến lược Dân số – Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 1991 – 2000; Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 và Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 hiện nay, công tác truyền thông DSPT trong tình hình mới luôn được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ của Nghị quyết 21-NQ/TW và Nghị quyết 137/NQ-CP.

Chiến lược dân số và phát triển

Chiến lược DSPT với quan điểm chỉ đạo là quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. Tập trung mọi nỗ lực, chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh.

Chiến lược đề ra 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

Mục tiêu 1. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người; giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản; giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.

Mục tiêu 2. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi: duy trì tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức bình quân chung cả nước; cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số của các dân tộc thiếu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước.

Mục tiêu 3. Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý. Tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%, tỷ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.

Mục tiêu 4. Nâng cao chất lượng dân số. Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm; Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu 5.  Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng – an ninh. Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 45%; tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.

Mục tiêu 6. Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội: 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc; 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Mục tiêu 7. Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững. Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm.

Mục tiêu 8. Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi; khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất – kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất. 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Công tác dân số trong tình hình mới và chiến lược dân số đến năm 2030 - Ảnh 2.

Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý. Ảnh minh hoạ

Trong thời gian tới, ngành Dân số cần tăng cường truyền thông vào 6 vấn đề chính đó là: (1) Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; (2) đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi của dân số ở mức hợp lý; (3) tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; (4) thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; (5) phân bố dân số hợp lý, bảo đảm hài hòa các quyền và nghĩa vụ của người di cư, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh; (6) nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần, tạo nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Tùy tình hình thực tế công tác dân số tại các địa phương để có các hoạt động truyền thông tăng cường phù hợp. Theo đó, tại các địa bàn có mức sinh cao (chủ yếu là ở các tỉnh miền núi phía Bắc hay các tỉnh khu vực Tây Nguyên) tiếp tục duy trì cuộc vận động "Mỗi cặp vợ chồng dừng ở hai con để nuôi dạy cho tốt" để nâng cao nhận thức về mức sinh cao tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội, lao động việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe…

Tiếp tục tổ chức có hiệu quả chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong khi đó, tại các địa bàn có mức sinh thấp (chủ yếu các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ) thì lại ưu tiên tuyên truyền, vận động để nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không đẻ muộn…; mức sinh thấp, kéo dài sẽ có những hệ lụy đến ổn định quy mô dân số, nguồn lao động, già hóa dân số và nguy cơ đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Kinh nghiệm tại nhiều nước có mức sinh thấp duy trì trong nhiều năm thì đang tìm giải pháp tăng sinh nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn.

Đối với các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số thì công tác truyền thông hướng mạnh vào việc tư vấn để nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; thúc đẩy sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình trong mỗi gia đình và cả cộng đồng. Để thành công trong nhóm đối tượng này cần có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng hay các chức sắc tôn giáo. Đồng thời,  khuyến khích thành lập các mô hình truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các địa bàn trọng điểm.

Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đặt ra đối với các địa phương 

Một là, tăng cường cung cấp thông tin về DSPT đến cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, cập nhật thông tin chuyên đề về DSPT. Tổ chức các cuộc Hội thảo, báo cáo chuyên đề, tọa đàm… cung cấp, cập nhật thông tin chuyên đề về DSPT đến các tổ chức Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện và xã. Đưa nội dung DSPT vào trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Sản xuất và cung cấp các sản phẩm truyền thông về DSPT cho các cấp lãnh đạo (bản tin, sách mỏng, các báo cáo tổng hợp…).

Hai là, huy động các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội tham gia công tác truyền thông DSPT; tiếp tục xây dựng, triển khai các chương trình phối hợp, tập trung xây dựng các mô hình, hoạt động truyền thông toàn diện các nội dung về DSPT. Hằng năm, hỗ trợ các sở, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn các nội dung về công tác DSPT cho các nhóm đối tượng do các sở, ban, ngành, đoàn thể quản lý. Xây dựng và tổ chức hoạt động của các mô hình truyền thông phù hợp với các nhóm dân số đặc thù ở địa phương. Tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận, sinh hoạt chuyên đề, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí… cho các thành viên, hội viên và nhân dân cư trú trên địa bàn.

Huy động những chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng tham gia truyền thông, ủng hộ các hành vi có lợi về DSPT; lồng ghép nội dung truyền thông DSPT vào sinh hoạt của cộng đồng, sinh hoạt văn hóa dân gian; đưa các tiêu chí về DSPT vào hương ước, quy ước của cộng đồng, vào tiêu chuẩn làng văn hóa, gia đình văn hóa. Tổ chức các sự kiện truyền thông, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia, tạo dư luận xã hội đồng thuận, ủng hộ việc thực hiện các hành vi có lợi và phê phán các hành vi vi phạm về DSPT. Các sự kiện truyền thông được tổ chức nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các ngày kỷ niệm của ngành Dân số.

Ba là, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về DSPT; bảo đảm về chất lượng, đổi mới về hình thức, nội dung. Hằng năm sản xuất các tài liệu và sản phẩm truyền thông như tờ rơi, sách mỏng, tranh lật, pa nô, áp phích, bản tin DSPT, phóng sự, ký sự, các đoạn phim ngắn, video clip… về các nội dung DSPT. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về DSPT, chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục cho hội viên các câu lạc bộ, hội viên hội phụ nữ, vị thành niên/thanh niên, tuyên truyền viên… Cung cấp trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện truyền thông cho cơ quan, đơn vị truyền thông, ưu tiên các trang thiết bị, dụng cụ truyền thông phù hợp cho xã có điều kiện kinh tế khó khăn, có mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và có tỷ số giới tính khi sinh cao.

Bốn là, đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về DSPT trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng trong việc truyền thông thay đổi hành vi về DSPT trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, sách, ảnh hoặc sự kiện truyền thông; lồng ghép nội dung truyền thông DSPT vào các chương trình giải trí, thể thao, nghệ thuật; tập trung khai thác, phát triển và tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác. Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại để cung cấp thông tin, tư vấn về DSPT qua Internet, các trang Web, trang tin điện tử, mạng xã hội và các phương tiện truyền tin khác; chú trọng các trang tin có nhiều người truy cập, các trang tin mà vị thành niên, thanh niên, nam giới và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ưa thích, quan tâm.

Năm là, tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp của hệ thống dân số các cấp. Tổ chức các cuộc mít tinh, cổ động, truyền thông lưu động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các ngày kỷ niệm của ngành Dân số tại các cấp. Tổ chức các đợt Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình đến xã, phường, thị trấn có mức sinh cao, mức sinh chưa ổn định và những xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu DSPT. Tổ chức nói chuyện chuyên đề về công tác DSPT tại các xã có mức sinh cao, mức sinh chưa ổn định, có tỷ số giới tính khi sinh cao và những xã còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu DSPT.

Thường xuyên lồng ghép nội dung truyền thông DSPT vào các cuộc họp, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, giải trí của nhân dân tại khu dân cư, điểm dân cư, đặc biệt là hỗ trợ việc đưa chính sách DSPT vào hương ước, quy ước của cộng đồng. Duy trì và đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tư vấn trực tiếp của đội ngũ cộng tác viên y tế – dân số khi đến thăm hộ gia đình.

Định kỳ bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cộng tác viên trong các buổi tập huấn, cuộc họp giao ban hàng tháng để tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện truyền thông, tư vấn có hiệu quả tại hộ gia đình. Tạo phong trào cho mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao quần chúng, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp cán bộ, nhân dân ở mọi lứa tuổi tham gia. Chú trọng nêu gương những đơn vị, cá nhân, gia đình điển hình.

Sáu là, mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục thân thiện với vị thành niên, thanh niên; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, bình đẳng giới, không kết hôn sớm cho vị thành niên, thanh niên.

Định kỳ hai năm một lần đào tạo lại, đào tạo nâng cao về kỹ năng làm việc với vị thành niên/thanh niên, kỹ năng tư vấn cho người cung cấp dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình để bảo đảm cung cấp các dịch vụ mang tính thân thiện, bình đẳng, riêng tư, bảo mật và phù hợp với tâm lý của vị thành niên/thanh niên. Hằng năm biên soạn các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách mỏng…; tổ chức các chương trình giao lưu, nói chuyện chuyên đề, hội thi tìm hiểu kiến thức về DSPT, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và chế độ luyện tập cho vị thành niên/thanh niên.

Bảy là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông; huy động sự tham gia đóng góp phương tiện, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp cho công tác truyền thông về DSPT. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, sản xuất các sản phẩm truyền thông, xây dựng thông điệp truyền hình, thông điệp phát thanh… Tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề, truyền thông trực tiếp, gián tiếp… nhằm cung cấp, cập nhật kiến thức và huy động sự ủng hộ của cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp đối với các hoạt động xã hội hóa công tác truyền thông về DSPT.

Tổ chức các hoạt động, chiến dịch, sự kiện truyền thông về DSPT nhân các ngày lễ, kỷ niệm của ngành. Thường xuyên tuyên truyền trên các loại hình truyền thông về lợi ích của việc đầu tư cho công tác DSPT nhằm tạo sự đông thuận, ủng hộ của lãnh đạo chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như định hướng dư luận cho người dân địa phương.

Tám là, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ truyền thông trong hệ thống dân số và cán bộ truyền thông, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên các ngành, các cấp. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ dân số cấp huyện, cấp xã, ban, ngành, đoàn thể địa phương về các nội dung truyền thông ưu tiên của công tác DSPT. Biên soạn sách mỏng giới thiệu tóm lược những nội dung chính của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và những chủ trương, chính sách mới.

Chín là, đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm. Chủ động, tích cực tranh thủ sự đồng thuận, hỗ trợ về tài chính, tri thức, kinh nghiệm và kỹ thuật của các tổ chức về DSPT.

Mười là, tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật định kỳ hoặc đột xuất; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Hằng năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác truyền thông theo định kỳ hoặc đột xuất.

Chú thích:

1. Dân số Việt Nam hơn 96 triệu người, là nước đông dân thứ 15 thế giới. htpps://tuoitre.vn, ngày 11/7/2019.

2, 3. Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 và triển khai Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Moh.gov.vn, ngày 10/01/2020.

Tài liệu tham khảo:

1. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới.

2. Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới.

3. Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

4. Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030.

ThS Nguyễn Thị Thúy Vân (Học viện Hành chính Quốc gia)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top