60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Hai nữ cộng tác viên vừa tuyên truyền DS-KHHGĐ vừa phòng chống dịch COVID-19 ở Long An
GiadinhNet – Một người là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp, một người là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, cả hai đều xứng đáng là những cộng tác viên dân số điển hình của tỉnh Long An.
Bà Nguyễn Thị Thường - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 2, cộng tác viên dân số xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa
Tân Hiệp là xã vùng biên, trước đây điều kiện đi lại khó khăn, người dân còn nặng tư tưởng sinh đông con cho "vui cửa, vui nhà" và coi trọng việc phải sinh con trai để "nối dõi tông đường". Do đó, bà Thường tích cực tuyên truyền, vận động từ những cặp vợ chồng trẻ đến các ông bà, cha mẹ về lợi ích của việc sinh ít con.
Bằng những nỗ lực, tâm huyết với công việc, hơn 15 năm qua, bà Nguyễn Thị Thường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác DS của xã vùng biên.

Bà Nguyễn Thị Thường (bên phải) tuyên truyền người dân về lợi ích khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Làm việc chủ yếu bằng lòng nhiệt tình, chế độ phụ cấp không nhiều, song bà Thường vẫn bám địa bàn. Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 2, bà có nhiều thuận lợi khi thường xuyên gặp gỡ các chị em, lồng ghép tuyên truyền, vận động thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ.
Bà Thường kể: "Tôi còn nhớ như in những ngày đầu làm công tác dân số. Thời điểm đó, chưa có đường sá, chủ yếu là kênh, rạch, nhà cửa thưa thớt nên phải đi bằng xuồng. Có nhiều bữa gặp nước ròng, tôi bị kẹt lại cả ngày mới về được. Phải yêu nghề và tâm huyết với nghề mới có thể gắn bó lâu dài".
Giờ đây, diện mạo của xã có nhiều thay đổi, đường sá thuận lợi hơn trước. Trên chiếc xe đạp thân thuộc của mình, mỗi ngày, bà Thường miệt mài "đi từng ngõ, gõ từng nhà". "Việc tuyên truyền về công tác dân số phải thật khéo léo, tế nhị để chị em phụ nữ hiểu và người chồng cũng hiểu, cùng có trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ", bà Thường chia sẻ.
Không chỉ tuyên truyền, vận động trên hội trường, hội nghị, trong các cuộc họp mà có lúc bà "gặp đâu thì tuyên truyền đó" như trên đường đi chợ, đi làm ruộng… Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bà Thường cũng lồng ghép tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch đến từng người dân.
Nhờ những đóng góp thầm lặng của bà Thường hơn 15 năm qua, các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ mà xã giao, ấp đều đạt và vượt; nhiều năm liền ấp 2 không có người sinh con thứ 3 trở lên... Đặc biệt, tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" từng bước được đẩy lùi. Với những đóng góp tích cực, bà Thường được nhận nhiều giấy khen của huyện, xã vì có nhiều thành tích trong công tác dân số. Đây là động lực giúp bà tiếp tục nỗ lực, hoàn thành tốt công việc được giao.
Bà Bùi Thị Nhị - Phó Trưởng ấp, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 1, cộng tác viên dân số xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa
Để có thể vận động người dân thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), không vi phạm về chính sách dân số, bà Nhị thường xuyên cập nhật, rà soát số liệu, điều tra dân số để nắm đầy đủ thông tin. Đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình biến động dân số, ghi vào sổ hộ gia đình, rà soát, phân loại đối tượng để có hướng tuyên truyền, vận động đúng đối tượng, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng. Vì vậy, ấp 1, xã Mỹ Phú do bà phụ trách nhiều năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, góp phần từng bước nâng cao đời sống người dân trong ấp.

Bà Bùi Thị Nhị vừa tuyên truyền dân số vừa tham gia chống dịch Covid-19.
Không chỉ tuyên truyền dân số, bà Nhị còn tham gia chống dịch Covid-19. Trong thời gian dịch diễn biến phức tạp trên địa bàn xã, bà Nhị cùng ban ấp tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Để góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh, bà không ngại vất vả, không quản ngày đêm, sẵn sàng tham gia cùng Trạm Y tế xã trong công tác truy vết, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, test sàng lọc cộng đồng, quyết tâm sớm đưa cuộc sống người dân trở về trạng thái "bình thường mới".
Không những thế, bà còn phối hợp ban ấp vận động tiền và quà để chăm lo, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; đi chợ giúp dân trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ đến người dân trong ấp, bà Nhị còn là thành viên Tổ giám sát và tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng.
Chị Phan Thị Tuyết Trinh - Phó Trưởng trạm Y tế xã Mỹ Phú cho biết: "Nhiều tháng nay, bà Bùi Thị Nhị tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Có những thời điểm, khi trên địa bàn xã xuất hiện nhiều F0, bà tham gia xuyên suốt cùng lực lượng chức năng đi lấy mẫu, truy vết xuyên đêm. Nhất là, bà đi đến từng hộ dân, cấp phát thư mời nhanh chóng, kịp thời, giúp xã đạt kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 sớm nhất".

Các yếu tố khiến phụ nữ tuổi mãn kinh bị trầm cảm
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcMãn kinh là dấu mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ. Một trong những vấn đề mà thời kỳ này họ phải đối mặt đó là trầm cảm.

Ý nghĩa Hội thi phụ nữ với công tác dân số ở huyện rẻo cao
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới. Đồng thời, khẳng định vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ đối với gia đình và xã hội, cung cấp kiến thức, kỹ năng về CSSKSS - KHHGĐ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống…

Biến chứng nguy hiểm của sa sinh dục và các phương pháp điều trị
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSa sinh dục không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, quan hệ tình dục mà còn khiến bệnh nhân bị viêm loét âm đạo, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng đường tiểu…

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo nghiên cứu, suy giáp bẩm sinh xuất hiện với tỉ lệ 1/3000 - 1/4000 trẻ, nghĩa là cứ 3000 - 4000 trẻ sinh ra mỗi năm thì có 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Vậy, suy giáp bẩm sinh có thể gây biến chứng gì?

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn cung cấp không đủ.

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTại một số địa phương đã xuất hiện những tình trạng không tuân thủ pháp luật như buôn bán tinh trùng, noãn, phôi; mang thai hộ vì mục đích thương mại... gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcQuan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTáo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBệnh lây qua đường tình dục gặp cả ở nam và nữ, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Có những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện chưa có thuốc chữa. Áp dụng những cách sau để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục.

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn
Dân số và phát triểnBé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.