Hà Nội
23°C / 22-25°C

63 ngày điều trị bệnh nhân phi công Anh

Thứ năm, 08:26 21/05/2020 | Y tế

Tiếp nhận "bệnh nhân 91", nhân viên phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cảnh báo "bác sĩ cẩn thận" do tải lượng virus của bệnh nhân cao gấp nhiều lần người bệnh khác.

"Điều này đồng nghĩa bệnh nhân có nguy cơ cao lây lan cho đội ngũ y bác sĩ điều trị cho anh ấy", bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, nhớ lại cuộc thảo luận cùng các đồng nghiệp. Khi ấy là sáng sớm 18/3, các bác sĩ lần đầu cầm trong tay kết quả xét nghiệm của bệnh nhân phi công 43 tuổi người Anh.

Đây là bệnh nhân Covid-19 đầu tiên liên quan ổ dịch Buddha Bar & Grill tại TP HCM. Vài ngày sau, xuất hiện nhiều bệnh nhân liên quan quán bar này. Cũng thời điểm ấy, ngày 23/3, nam bác sĩ 29 tuổi của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở Hà Nội xác định dương tính nCoV, trở thành nhân viên y tế đầu tiên bị lây nhiễm trong quá trình làm việc. Diễn biến này cho thấy nguy cơ cao y bác sĩ bị lây nhiễm chéo từ bệnh nhân Covid-19 đang điều trị.

Là người đứng đầu khoa trực tiếp điều trị bệnh nhân nCoV, bác sĩ Phong không khỏi lo ngại khả năng lây nhiễm chéo cho đội ngũ y tế trong khoa. Nhất là khi họ vừa tiếp nhận "bệnh nhân 91" với tải lượng virus cao hơn bình thường.

"Chúng tôi không nao núng tinh thần, nhưng không thể không cảnh giác, thận trọng hơn", bác sĩ Phong cho biết. Mỗi ngày ông đều nhắc nhở nhân viên y tế cẩn thận khâu bảo hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn, bởi "một người không tuân thủ quy trình là ảnh hưởng đến an nguy cả tập thể còn lại".

Nam phi công cân nặng 100 kg, cao 1,81 m, chỉ số BMI hơn 30. "Bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh nền nhưng béo phì là một nguy cơ của Covid-19, không thể chủ quan", bác sĩ Phong phân tích khi người bệnh mới nhập viện.

Khi ấy, cuộc chiến với Covid-19 vẫn còn rất mới mẻ. Còn nhiều điều về dịch tễ, về điều trị liên quan đến căn bệnh mới, các nhà nghiên cứu thế giới đang loay hoay lý giải. Tuy nhiên, phán đoán ban đầu của bác sĩ Phong với 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền nhiễm, về tình trạng bệnh nhân phi công, đã không sai.

Khi vào viện, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, đi lại khỏe mạnh, không chịu ăn thức ăn Việt. Bệnh viện phải liên hệ nơi công tác của anh này - hãng hàng không Vietnam Airlines - hỗ trợ đặt thức ăn riêng. Vài ngày sau bệnh nhân suy hô hấp tăng dần, hỗ trợ hô hấp thở oxy mũi. Từ ngày 25/3, anh phải chuyển sang thở oxy qua mặt nạ. Đến ngày 5/4 phải thở máy xâm lấn và từ 6/4 phải can thiệp ECMO ngay tại phòng cách ly áp lực âm.

Cả tập thể y bác sĩ trải qua chuỗi ngày muôn vàn gian nan để cứu bệnh nhân, "không còn định nghĩa về thời gian".

"Có khi tôi không để ý hôm nay là thứ mấy, ngày mấy, vì hầu như ai cũng phải làm thêm giờ, túc trực bệnh viện thường xuyên, bất kể cuối tuần, đêm hôm", bác sĩ Phong chia sẻ. Với các bác sĩ, đó là những ngày "rất cực, rất quá tải, rất mệt", thậm chí "đến lúc ngủ cũng nằm mơ thấy phác đồ điều trị cho nam phi công".

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết trong quá trình điều trị, hệ miễn dịch của bệnh nhân đã phản ứng quá mức khi bị nCoV tấn công. Cơ thể tiết ra nhiều chất cytokine chống lại chính cơ thể, gây ảnh hưởng các phủ tạng. Phổi bệnh nhân vừa bị tổn thương do nCoV, vừa do chính cơ thể tiết ra chất chống viêm làm ảnh hưởng.

Một nhóm chat online được thành lập, quy tụ những chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành hồi sức, truyền nhiễm, huyết học, hô hấp, vi sinh lâm sàng, dược lâm sàng... tập trung theo dõi và hội chẩn về "bệnh nhân 91". Các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Chợ Rẫy như phó giáo sư Phạm Thị Ngọc Thảo, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, tiến sĩ Phan Thị Xuân, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường... Tình hình bệnh nhân được cập nhật, thảo luận liên tục 24/7. Dù không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, họ là những người thầm lặng đưa ra quyết định sống còn cho nam phi công.

63 ngày điều trị bệnh nhân phi công Anh - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, chuẩn bị trang phục bảo hộ vào phòng chăm sóc "bệnh nhân 91". Ảnh: Hữu Khoa.


Bệnh nhân khi điều trị ECMO phải dùng thuốc kháng đông heparin. Tuy nhiên anh vừa bị rối loạn đông máu do Covid-19, đồng thời mắc thêm hội chứng HIT - giảm tiểu cầu do dị ứng với heparin, nguy cơ chảy máu cao, đe dọa tính mạng. Việc điều chỉnh, chọn lựa thuốc cho anh rất khó khăn.

Các bác sĩ hội chẩn, quyết định chuyển qua dùng thuốc kháng đông bằng tĩnh mạch. Thuốc chưa từng sử dụng tại Việt Nam, Bộ Y tế phải làm thủ tục nhập khẩu từ Đức. Trong hơn 10 ngày chờ đợi thuốc từ Đức, các chuyên gia phải dùng tạm loại thuốc Xarelto chưa từng có trong phác đồ. Đây là thuốc điều trị và dự phòng huyết khối, ít ảnh hưởng rối loạn đông máu.

Khi chuyển từ Khoa Nhiễm D về phòng áp lực âm của Khoa Hồi sức Cấp cứu, bệnh nhân được bác sĩ Dương Thị Bích Thủy, Hà Thị Hải Đường, Nguyễn Văn Thành Được, Dư Lê Thanh Xuân cùng 16 điều dưỡng khoa này phụ trách ngày đêm. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cử các bác sĩ Ngô Việt Anh, Dư Quốc Minh Quân, Trần Hoàng An, Huỳnh Thị Thu Hiền sang bệnh viện Bệnh Nhiệt đới túc trực điều trị.

Phổi bệnh nhân cứ đông đặc nặng dần. Lần chụp CT đầu tiên hôm 12/5 thấy tình trạng xơ hóa đông đặc toàn bộ hai phổi, chỉ khoảng 10% vùng phổi còn hoạt động, bệnh nhân sẽ tử vong nếu rời máy hỗ trợ sự sống. Bộ Y tế chỉ định ghép phổi.

Đến ngày 18/5, bệnh nhân chụp CT lần hai, xác định phổi có những dấu hiệu phục hồi 10-20%. Ngày 20/5, Bộ Y tế khẳng định bệnh nhân đã được điều trị hết nCoV . Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn tình trạng nhiễm trùng màng phổi, nên chưa thể ghép phổi và tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế thống nhất chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Điều trị Chuyên sâu về Hồi sức Tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.

Ông Khuê đánh giá Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM "đã hoàn thành sứ mệnh điều trị cho bệnh nhân phi công Anh". Tổng cộng bệnh nhân điều trị Covid-19 hai tháng hai ngày, tại bệnh viện Nhiệt đới.

Đằng sau sứ mệnh đó, là những tháng ngày quên ăn quên ngủ, những gương mặt in hằn vết khẩu trang chuyên dụng của các nhân viên y tế. "Mỗi lần rời phòng bệnh, cởi bỏ lớp quần áo bảo hộ bên ngoài mới thấy quần áo bên trong ướt đẫm tự bao giờ, có thể vắt ra nước", bác sĩ Phong nói.

Dù trải qua nhiều đợt dịch lớn như H1N1, SARS, MERS... nhưng với các bác sĩ, cuộc chiến với Covid-19 mang đến "quá nhiều những trải nghiệm lần đầu trong đời". Cả tập thể vừa mày mò điều trị, vừa chờ theo dõi, lo ngại các biến cố, biến chứng ở ca bệnh diễn biến khó lường. Bệnh nhân nhiều lần đối diện tình huống nguy kịch, như tràn khí màng phổi, xuất huyết ồ ạt khi mở khí quản thở máy...

"Dù nhiều vất vả nhưng chúng tôi chưa lúc nào chùn bước, nản lòng, luôn sẵn sàng trong tâm thế những người tuyến đầu có cơ hội tiếp xúc ca bệnh đặc biệt", bác sĩ Phong nói. Đây cũng là lần đầu Việt Nam điều trị bệnh nhân nCoV nặng với những phác đồ chưa từng có trên thế giới, để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong "cuộc chiến chống kẻ thù rất mới".

Nhiều bạn bè gọi điện thăm hỏi bác sĩ Phong, kể chuyện đi chợ mua cá mua rau còn nghe các tiểu thương bàn luận "bệnh nhân 91", tin tưởng bác sĩ Việt Nam cứu được nam phi công.

Báo chí nước ngoài nhìn nhận Việt Nam đang cố gắng hết sức để cứu bệnh nhân phi công Anh, ca ngợi các biện pháp "mạnh tay" của chính phủ.

Hãng Reuters nhấn mạnh trong nỗ lực cứu mạng công dân Anh, Việt Nam "không tiếc bất cứ gì để giữ lại cuộc sống cho người đàn ông 43 tuổi". Chính phủ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong chiến dịch ngăn chặn nCoV. Reuters dẫn số người mong muốn hiến phổi cho bệnh nhân phi công , trong đó có một cựu chiến binh 70 tuổi tình nguyện cho phổi.

Báo New York Times theo sát nỗ lực của Việt Nam trong điều trị bệnh nhân phi công: "Các bác sĩ tại Việt Nam đang hy vọng ca ghép phổi có thể cứu sống phi công người Anh, để anh ấy không trở thành ca tử vong đầu tiên tại quốc gia Đông Nam Á này".

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top