7 biện pháp phòng ngừa viêm phổi
Khí hậu lạnh trong mùa đông là điều kiện cho cảm lạnh gia tăng, khiến virus, vi khuẩn trong không khí có dịp tấn công, gây viêm phổi.
Thực hiện nghiêm túc một số biện pháp dưới đây sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây viêm phổi.
1. Rửa tay
Mặc dù bệnh viêm phổi không lây nhưng bệnh có thể do nhiều loại sinh vật truyền nhiễm như virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Rửa tay là cách tốt nhất để tránh truyền những sinh vật này vào hệ hô hấp.
Khi rửa tay, hãy đảm bảo rửa tay thật sạch theo các bước sau:
- Làm ướt tay bằng nước sạch - tốt nhất là nước đang chảy từ vòi.
- Bôi đủ lượng xà phòng để phủ tất cả các bề mặt của bàn tay và cổ tay.
- Tạo bọt và chà xát hai bàn tay một cách nhanh chóng và kỹ lưỡng. Đảm bảo chà sạch tất cả các bề mặt của bàn tay, đầu ngón tay, móng tay và cổ tay.
- Chà xát bàn tay và cổ tay trong ít nhất 20 giây.
- Rửa tay và cổ tay dưới vòi nước sạch.
- Lau khô bàn tay và cổ tay bằng khăn sạch hoặc để khô trong không khí.
- Dùng khăn lau để tắt vòi nước.
- Nếu không có nước xà phòng, bạn cũng có thể làm sạch tay bằng chất khử trùng tay có cồn.

Rửa tay thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ gây viêm phổi.
2. Không hút thuốc
Thuốc lá ảnh hưởng tới khả năng chống lại nhiễm trùng của phổi và những người hút thuốc được phát hiện có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn.
Những người sử dụng thuốc lá được coi là một trong những nhóm có nguy cơ cao được khuyến khích tiêm vaccine phế cầu.
3. Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đều lây lan qua các hạt nhỏ trong không khí hoặc trên các bề mặt chúng ta chạm vào. Tránh tiếp xúc với những người mà bạn biết đang bị bệnh là một bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi có thể xảy ra.
Nếu bạn đang ở một khu vực đông đúc hoặc không thể tránh ở gần những người bị bệnh, hãy nhớ:
- Rửa tay thường xuyên
- Che miệng và mũi bằng khẩu trang để ngăn ngừa nguồn bệnh cảm cúm, cảm lạnh và COVID-19.
- Khuyến khích người khác che miệng khi ho hoặc hắt hơi
- Tránh dùng chung đồ cá nhân
4. Thực hiện các thói quen lành mạnh
Cách chăm sóc cơ thể và môi trường xung quanh đóng một vai trò lớn giúp cơ thể bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm phổi.
Những hành động sau đây có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe của phổi và hệ thống miễn dịch:
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc ô nhiễm.

Tập thể dục giúp cơ thể bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng dẫn đến viêm phổi.
5. Tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi
Tiêm phòng cúm hằng năm để ngăn ngừa bệnh cúm theo mùa. Cảm cúm là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm phổi, vì vậy phòng ngừa bệnh cúm là một cách tốt để ngăn ngừa bệnh viêm phổi.
Trẻ dưới 2 tuổi và người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạn tính, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tiểu đường… cũng cần tiêm vaccine để ngăn ngừa bệnh.
6. Giữ cho cảm lạnh không chuyển thành viêm phổi
Nếu bạn đã bị cảm lạnh, các khuyến nghị để ngăn nó chuyển thành viêm phổi bao gồm:
- Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ trong khi hồi phục sau cảm lạnh hoặc các bệnh khác.
- Uống nhiều chất lỏng để giúp loại bỏ tắc nghẽn.
- Dùng các chất bổ sung như vitamin C và kẽm để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
7. Tránh viêm phổi sau phẫu thuật
Nếu bạn vừa mới phẫu thuật, hãy nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn có thể làm để tránh viêm phổi sau phẫu thuật. Có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Thực hiện bài tập dành cho ho và giúp thở sâu.
- Giữ bàn tay của bạn sạch sẽ
- Nâng cao đầu
- Vệ sinh răng miệng, bao gồm chất khử trùng như chlorhexidine
- Đi bộ ngay khi bạn có thể
Lưu ý:
Khi bạn bị nhiễm virus, cơn ho có thể kéo dài trong vài tuần không khỏi hoặc gặp bất kỳ một trong số triệu chứng như: Sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, thở nhanh, nông, khó thở, ăn mất ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, lo lắng, căng thẳng… có cảm lạnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcKhi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.