7 kiểu ép ăn sai lầm mà cha mẹ thường mắc khiến trẻ sợ hãi
Nhiều bậc cha mẹ vì quá yêu con, lo lắng cho con nên đã ép ăn quá mức. Vậy cần cho trẻ ăn lượng như thế nào để mỗi bữa ăn là một niềm vui và không trở thành nỗi kinh hoàng đối với trẻ?
Bài viết dưới đây là những lời khuyên của Ths. BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong chế độ chăm sóc dinh dưỡng trẻ hằng ngày.
1. Ăn một lượng quá nhiều dồn vào bữa tối
Nhiều cha mẹ cho rằng, con đi học cả ngày sẽ không ăn được nhiều nên ép con ăn vào bữa tối mong "bù" lại được lượng thức ăn chưa đủ. Đây là việc làm sai lầm.
Ăn quá nhiều dồn vào một bữa, nhất là dồn vào bữa tối sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, dạ dày phải làm việc quá sức, năng lượng tiêu hao thấp hơn so với năng lượng ăn vào làm tích lũy mỡ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Trẻ thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch gây nguy hại lâu dài cho sức khoẻ của trẻ.
Trẻ nhỏ cần ăn ít một và ăn làm nhiều bữa phụ. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở mỗi nhóm tuổi khác nhau.
Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, với trẻ em tiểu học từ 6 - 11 tuổi năng lượng khuyến nghị:
- Nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ nam 6-7 tuổi là: 1.570 Kcal/trẻ/ngày. Ở độ tuổi 8-9 là: 1.820 Kcal/trẻ/ngày. Trẻ 9-11 tuổi là: 2.150 Kcal/trẻ/ngày.
- Nhu cầu dinh dưỡng với trẻ nữ 6-7 tuổi là: 1.460, Ở độ tuổi 8-9 là: 1.730 Kcal/trẻ/ngày. Trẻ 9-11 tuổi là: 1.980 Kcal/trẻ/ngày.
2. Ép ăn lúc ốm khiến trẻ hoảng loạn
Cha mẹ cần nhớ, cơ thể trẻ cũng như cơ thể của chúng ta. Khi trẻ ốm, người lớn cũng không muốn ăn và trẻ cũng như vậy. Tuy nhiên, vì quá lo lắng cho con mà cha mẹ ép trẻ ăn bằng các hình thức khiến nhiều trẻ vừa ăn vừa khóc, nhiều trẻ ăn xong là nôn, trớ. Và những ngày sau đó, trẻ bị ám ảnh, chỉ cần nhìn thấy đồ ăn đã ôm mặt sợ hãi rồi khóc thét hoặc chạy trốn.
Với nhiều trẻ ở độ tuổi lớn hơn thường có tâm lý không muốn cha mẹ coi mình là "trẻ con", khi bị ép ăn sẽ trở nên cáu bẳn, tâm lý không thoải mái.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tránh việc cáu gắt, đánh mắng con khi ăn. Cha mẹ không nhất thiết nhồi ép bắt trẻ ăn đủ từng bữa mà chia ra các bữa phụ để trẻ ăn được đủ lượng thức ăn mà không có tâm lý sợ hãi.
Bên cạnh đó, việc tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn rất quan trọng. Với trẻ nhỏ ở tuổi mầm non, cha mẹ nên tương tác trong bữa ăn với trẻ, nói chuyện với trẻ trong bữa ăn.
3. Lười đổi món, lặp lại thực đơn nhàm chán hằng ngày
Nhiều cha mẹ "quên" mất việc thay đổi thực đơn cho trẻ. Hằng ngày, thực đơn lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ nhàm chán. Để hấp dẫn trẻ, việc chế biến món ăn phù hợp với trẻ như: làm món ăn trẻ thích, tô màu món ăn bằng rau, củ quả bắt mắt trẻ, thay đổi món hằng ngày cho trẻ.
4. Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
Với mong muốn thúc cho con mau lớn và tăng cân, cha mẹ cho con ăn quá nhiều chất đạm trong một bữa.
- Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6-11 tháng tuổi là 2-2,5 g/kg/24 giờ, nhu cầu trung bình là 14-17 g/24 giờ (tương ứng với 20-30g thịt/bữa).
- Lượng dầu hoặc mỡ từ 1-2 thìa cà phê/bữa ăn.
- Lượng rau xanh 1-2 thìa cà phê/bữa ăn. Công thức một bữa bột cua cho trẻ 7-9 tháng tuổi gồm: Bột gạo tẻ 4 thìa cà phê, nước lọc cua 1 bát con, mỡ ăn 1 thìa cà phê, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, do đang ở độ tuổi phát triển nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đòi hỏi rất cao trong khi đó dạ dày của trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa non nớt dễ mắc bệnh, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đúng nhu cầu lượng đạm cần thiết, không ăn quá nhiều đạm.
Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại trẻ sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi.
5. Cho trẻ ăn nước hầm xương triền miên
Nhiều cha mẹ cho rằng, nấu cháo, bột cho con bằng nước hầm xương sẽ là nguồn chất bổ, nhiều canxi, khiến trẻ cao lớn. Mặt khác, nhiều mẹ nấu cháo, bột chỉ cho nước thịt nhưng không cho thịt vào vì sợ thịt dai, trẻ khó ăn. Đó là suy nghĩ sai lầm bởi các loại nước hầm xương, hầm thịt hầu như không chứa đạm. Đạm trong thịt, cá dù hầm thời gian kéo dài bao lâu nhưng không hòa tan được trong nước mà vẫn nằm lại ở phần cái.
Ngoài ra, chất béo có trong xương, đặc biệt là xương ống (phần tủy sống) là loại chất béo khó tiêu hóa, khi ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày của bé, gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn… Nếu bé ăn nhiều loại chất béo này còn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng kém,…
6. Vừa ăn vừa xem điện thoại
Với trẻ em, không nên tạo thói quen vừa ăn vừa cho trẻ xem ti vi hoặc điện thoại. Thói quen này sẽ khiến não bộ của trẻ không tập trung vào việc ăn và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan tiêu hóa. Vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại rất dễ dẫn đến phản ứng đau tức bụng ngay sau khi ăn và ảnh hưởng lâu dài sẽ gây ra bệnh đau dạ dày.
Thời gian mỗi buổi ăn không nên kéo dài quá 30 phút. Nên cho trẻ vào bếp nấu cùng để trẻ cảm thấy thích thú hơn khi ăn những món ăn do mình phụ nấu. Nên để trẻ ngồi ăn chung với gia đình, dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
7. Các bữa ăn quá dày đặc và không cho trẻ vận động thể chất
Nhiều cha mẹ quá nặng nề trong việc ép con ăn với số lượng nhiều, các bữa ăn diễn ra dày đặc mà quên không cho trẻ hoạt động thể chất. Trong điều kiện dịch COVID-19 kéo dài, nhiều gia đình để trẻ trong tình trạng suốt ngày "làm bạn" với tivi, điện thoại, lười vận động, vui chơi. Hoạt động thể chất chính là cách tiêu hao năng lượng đã được ăn vào giúp trẻ nhanh đói và ăn ngon,
Cần kết hợp dinh dưỡng đi đôi với vận động thì trẻ mới có cảm giác đói, ăn ngon. Đây cũng chính là cách để phát triển toàn diện cho trẻ.
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con
Mẹ và bé - 5 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?
Mẹ và bé - 1 tuần trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ
Mẹ và bé - 3 tuần trướcChăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.
Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay
Mẹ và bé - 3 tuần trướcSự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh
Mẹ và bé - 3 tuần trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.
Bị nấm miệng phải làm sao?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcNấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên
Mẹ và bé - 1 tháng trướcViệc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.
Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.
Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn
Mẹ và béGĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.