7 sai lầm khi dùng kem chống nắng có thể gây tổn thương da
Ngay cả loại kem chống nắng tốt nhất, đắt tiền… cũng không thể bảo vệ da tốt, nếu không được dùng đúng cách.
Kem chống nắng là một trong những biện pháp tốt có thể sử dụng để bảo vệ làn da của mình khỏi ánh nắng mặt trời.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một loại kem chống nắng tốt với các chất ngăn chặn tia UVA và UVB mạnh, có thể giúp bạn không bị bỏng nắng, giảm thiểu sự phát triển của nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác, đồng thời có thể giảm nguy cơ ung thư da.
Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyên, nên dùng kem chống nắng có phổ rộng và chống thấm nước, với chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Việc thoa kem chống nắng đúng cách sẽ không chỉ chống lại ung thư da mà còn giúp ngăn ngừa nếp nhăn.
Tuy nhiên, lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp, nhưng dùng không đúng cách như bôi quá ít, bỏ qua những điểm dễ bị tổn thương… cũng không mang lại hiệu quả, có thể gây tổn thương da.
Dưới đây là những ‘lỗi’ khi dùng kem chống nắng mà chúng ta thường mắc phải và cách để tránh:
1. Đợi đến khi đi biển mới bôi kem chống nắng
Điều này là hoàn toàn sai lầm. Hãy bôi kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi bước ra ngoài, bởi vì da của bạn cần thời gian đó để hấp thụ các thành phần bảo vệ. Thoa càng đều càng tốt trước khi mặc quần áo để tránh bỏ sót các điểm.
2. Bôi quá ít kem chống nắng
Để có được SPF như thông tin trên nhãn, một chút thoa nhẹ sẽ không hiệu quả. Hầu hết mọi người thoa quá ít. Theo AAD, vào những ngày đi biển, hãy phủ lên cơ thể bạn ít nhất 28 gam (một ly đầy) kem chống nắng.
3. Bỏ lỡ những khu vực quan trọng
Bạn phải thoa kem chống nắng cho tất cả các khu vực sẽ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có một số điểm mà mọi người thường bỏ qua như mí mắt , tai, môi…
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PloS one cho thấy, gần 20% người tham gia không thoa kem chống nắng lên mí mắt và những người tham gia nghiên cứu không biết rằng họ đã bỏ sót điểm này. Điều đó thật đáng lo ngại, bởi vì vùng da trên mí mắt có tỷ lệ mắc ung thư da cao nhất trên một đơn vị diện tích.

Cần bôi kem chống nắng lên tất cả những vùng cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Môi cũng là một khu vực thường bị bỏ qua và chúng dễ bị tổn thương. Tổ chức Ung thư da khuyên bạn nên thoa son dưỡng môi hoặc son môi có SPF 15 trở lên và đặc biệt chú ý đến môi dưới.
4. Không bôi lại kem chống nắng
Một cuộc khảo sát của AAD công bố vào tháng 5/2021 cho thấy, chỉ có khoảng 33% người Mỹ bôi lại kem chống nắng thường xuyên như khuyến nghị.
Thoa kem chống nắng một lần không có nghĩa là giúp bảo vệ suốt thời gian trong ngày. Do đó, cần thoa lại kem chống nắng ít nhất hai giờ một lần, và thường xuyên hơn nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc đi bơi.
Theo hướng dẫn của FDA, ngay cả kem chống nắng có nhãn "chống nước" cũng chỉ duy trì SPF trong tối đa 80 phút (nhãn trên kem chống nắng chịu nước sẽ cho biết liệu nó có hiệu quả trong 40 phút hay 80 phút trong nước hay không).
Việc bôi lại cũng sẽ giúp bạn đạt được độ che phủ tổng thể đồng đều hơn.
5. Tán kem chống nắng không đủ mịn
Nếu bạn không thoa đều kem chống nắng, bạn sẽ không đạt được hiệu quả bảo vệ như khuyến cáo trên nhãn. Do đó, cần tán đều, kỹ và đủ mịn.
6. Bỏ qua kem chống nắng khi trời nhiều mây
Ngay cả khi không nhìn thấy mặt trời, 80% tia UV vẫn chiếu vào da bạn. Trời nhiều mây có thể chặn tia UVB, nhưng hầu hết đều cho tia UVA xuyên qua, vì vậy điều quan trọng là phải thoa kem chống nắng bất cứ khi nào bạn ra ngoài, bất kể có mây bao phủ.
7. Chú ý đến hạn dùng của kem chống nắng
Khi dùng kem chống nắng cần để ý đến hạn dùng của sản phẩm. Vì sau thời hạn này, kem chống nắng có thể không cung cấp mức độ bảo vệ đầy đủ được liệt kê trên nhãn.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 2 giờ trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 4 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé
Mẹ và bé - 16 giờ trướcGĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...