Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 điều cần nhớ khi uống thuốc

Thứ ba, 15:28 26/06/2007 | Sống khỏe

Không chỉ ở các nước đang phát triển như nước ta, mà ngay ở các nước có nền công nghiệp dược phát triển như nước Pháp, các sai lầm trong việc dùng thuốc chữa bệnh vẫn thường xảy ra với tần suất không nhỏ.

Mới đây tiến sĩ Christian Lajoux, Chủ tịch Hiệp hội các công ty dược có tên LEEM và dược sĩ Isabelle Adenot, Chủ tịch Hội đồng các "dược sĩ chính" của các hãng bào chế thuốc tại Cộng hòa Pháp đã cảnh báo về nguy cơ dùng thuốc sai được phát hiện trong chiến dịch điều tra tại 6 tỉnh lớn của nước Pháp và đề xuất 8 nguyên tắc trong việc sử dụng thuốc để chữa bệnh.

Ai hay gặp phải tai biến do thuốc?

- Trước hết là những người cao tuổi, sử dụng nhiều loại thuốc và những người bị suy gan, suy thận... Người ta biết rằng, nếu gan khỏe, thuốc sẽ được thải loại, song nếu gan kém, cũng dược phẩm đó, có thể trở nên độc hại. Trong trường hợp thận suy, thận lọc kém dẫn đến tình trạng dược chất bị tích lại, gây quá liều trong huyết tương.

- Những bệnh nhân có bệnh mạn tính: tiểu đường, hen phế quản, động kinh... phải dùng thuốc suốt đời, họ hay gặp phải nguy cơ bị "công" thuốc nọ với thuốc kia.

Mối quan hệ với thuốc men là cả một vấn đề lớn thuộc về "văn hóa y học" không phải bao giờ cũng hợp lý. Những người Pháp có xu hướng tự mở tủ thuốc gia đình để  tìm thuốc uống hơn là đi khám bệnh.

Mặt khác, ngày càng nhiều các thông tin y học, quảng cáo về thuốc chữa bệnh được đăng tải trên báo chí, phát thanh truyền hình, trên mạng internet... khiến họ tưởng rằng họ có thể tự chẩn đoán bệnh tật của mình mà không cần đến bác sĩ hoặc dược sĩ. Đó là một sai lầm nghiêm trọng.

Các loại thuốc thường được bán không cần đơn của bác sĩ và những nguy cơ do không tuân thủ toa hướng dẫn sử dụng là những loại thuốc chữa các bệnh thông thường như thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc ho, thuốc nhỏ mắt, thuốc bôi... Do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, nguy cơ gặp phải thường nặng thêm đối với những người phải chữa trị dài ngày.

- Các loại thuốc ho dùng sai có nguy cơ làm hại phổi, nếu uống nhiều sẽ gây buồn ngủ.

- Các thuốc nhuận tràng, dùng nhiều sẽ gây mất nước và các chất khoáng như kali, natri, và có thể làm hạ huyết áp.

- Một vài loại thuốc giảm đau như aspirin có thể gây xuất huyết đường ruột.

- Các thuốc nhỏ mắt nếu vào máu có thể tạo ra sự tương tác giữa các thuốc.

- Vitamin D dùng liều cao có nguy cơ hình thành các cặn vôi...

2 nguyên tắc sử dụng thuốc không cần đơn của bác sĩ

1. Nếu mua thuốc ở các hiệu thuốc, hãy đề nghị để có được lời khuyên, chỉ dẫn của dược sĩ.

2. Nếu sắp sử dụng một loại thuốc đã có sẵn trong tủ thuốc phải xem lại kỹ hạn dùng vì thuốc có thể để lâu và quá hạn sử dụng. Nó có thể trở nên độc hại, nhất là các loại kháng sinh. Những sirô quá hạn thường bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy. Các thuốc tra mắt đã mở ra chỉ có thể giữ được không quá 15 ngày.

6 nguyên tắc khi điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn

1. Đọc kỹ lại đơn thuốc trước mặt thầy thuốc để kiểm tra lại xem mình đã hiểu hết chưa.

2. Đọc lại đơn thuốc ở nhà trước khi đến mua thuốc ở hiệu thuốc để nếu có gì chưa rõ thì hỏi ý kiến dược sĩ bán thuốc.

3. Tôn trọng đơn thuốc đã được bác sĩ kê, không tự ý chọn mua và bỏ không mua bất cứ thuốc nào đã ghi trong đơn.

4. Tôn trọng thời gian dùng thuốc điều trị đã ghi trong đơn.

5. Nếu điều trị dài ngày, phải thường xuyên đánh giá, xem xét tiến triển của bệnh.

6. Nếu có các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ. Tuyệt đối không dừng đột ngột việc điều trị nếu không có ý kiến của thầy thuốc.

Theo Sức khỏe & Đời sống

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh

Sống khỏe - 6 giờ trước

Hoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Những người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược

Sống khỏe - 12 giờ trước

Viêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Top