8 tác nhân phổ biến gây bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có tác động sâu sắc đến sức khỏe tình dục và sinh sản. Nhận biết những tác nhân phổ biến gây bệnh và cách phòng ngừa.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mỗi ngày, trên toàn thế giới, có hơn 1 triệu ca nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể chữa khỏi ở những người trong độ tuổi 15-49, phần lớn trong số đó không có triệu chứng.
1. Những tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác nhau được biết là lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh nở và cho con bú.
8 tác nhân gây bệnh có liên quan đến tỷ lệ mắc STI cao nhất, bao gồm:
4 tác nhân hiện có thể chữa khỏi: Giang mai, lậu, chlamydia và trichomonas. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và bệnh chlamydia là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vùng chậu và vô sinh ở phụ nữ.
4 tác nhân còn lại là nhiễm trùng do virus: Viêm gan B, virus herpes simplex (HSV), HIV và virus papilloma ở người ( HPV ). Viêm gan B gây ra hơn 1 triệu ca tử vong vào năm 2022, chủ yếu là do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Nhiễm HPV gây ra ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác.
WHO cũng cho biết, STI có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ngoài tác động tức thời của bệnh nhiễm trùng. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu và giang mai có thể làm tăng nguy cơ mắc HIV. Việc lây truyền STI từ mẹ sang con có thể dẫn đến thai chết lưu, tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ nhẹ cân và sinh non, nhiễm trùng huyết, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh và dị tật bẩm sinh.
2. Các triệu chứng của STI
Một số triệu chứng nhận biết bao gồm:
- Các vết loét hoặc vết sưng ở bộ phận sinh dục hoặc ở vùng miệng hoặc trực tràng.
- Đi tiểu đau hoặc rát.
- Dịch tiết ra từ dương vật.
- Khí hư âm đạo bất thường hoặc có mùi hôi.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Hạch bạch huyết sưng, đau, đặc biệt là ở háng nhưng đôi khi lan rộng hơn.
- Đau bụng dưới.
- Sốt.
- Phát ban ở thân, tay hoặc chân.
Các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc. Nhưng có thể mất nhiều năm trước khi bạn có bất kỳ vấn đề đáng chú ý nào, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra STI.
Nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu là người đang hoạt động tình dục và có thể đã bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Biện pháp phòng ngừa STI
Bao cao su : Khi sử dụng đúng cách và thường xuyên, bao cao su là một trong những phương pháp bảo vệ hiệu quả nhất chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV. Mặc dù có hiệu quả cao nhưng bao cao su không bảo vệ được các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây loét ngoài bộ phận sinh dục (tức là giang mai hoặc herpes sinh dục). Khi có thể, nên sử dụng bao cao su trong tất cả các trường hợp quan hệ tình dục qua đường âm đạo và hậu môn.
Vaccine: Có các loại vaccine an toàn và hiệu quả cao cho 2 bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus là viêm gan B và HPV. Các loại vaccine này đại diện cho những tiến bộ lớn trong phòng ngừa STI.
Mất ngủ, khó ngủ có nên tự ý dùng thuốc?
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcNgày càng nhiều người trẻ, thậm chí cả thanh thiếu niên cũng mắc chứng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ. Vậy khi bị mất ngủ, khó ngủ có nên tự ý mua thuốc về dùng?
Uống cà phê trong ngày 'đèn đỏ': Lợi ích và hạn chế
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcCà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều người có thói quen uống cà phê mỗi ngày, tuy nhiên nên uống hay nên tránh cà phê trong những ngày 'đèn đỏ'?
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...
Tin vui cho các 'ông chồng quốc dân' về chế độ thai sản khi vợ sinh con
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcĐể tăng tính hấp dẫn của BHXH tự nguyện, Luật BHXH năm 2024 (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025) đã bổ sung thêm chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện cho tất cả người tham gia.
Thị trấn Nhật Bản chào đón em bé đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTara, em bé đầu tiên sau 52 năm của thị trấn thuộc tỉnh Fukushima, mới đây đã đón sinh nhật lên 1.
Những thay đổi tâm lý tiêu cực dễ gặp nhất ở phụ nữ mãn kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMãn kinh là giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời của người phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc sinh sản và được đặc trưng bởi sự suy giảm sản xuất các hormone. Những thay đổi về hormone này có tác động đáng kể đến cảm xúc của họ.
Thai phụ bị quá kích buồng trứng, phải phẫu thuật sau khi thực hiện IUI
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSau khi thực hiện IUI thành công, thai phụ thường xuyên khó thở, căng tức bụng, buồn nôn phải phẫu thuật cắt lọc mô buồng trứng, hút hơn 10 lít dịch… do bị quá kích buồng trứng.
Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĐi bộ là bài tập tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi, vì đây là hoạt động thể chất ít tác động. Một số mẹo giúp người cao tuổi đi bộ an toàn, ngăn ngừa chấn thương...
Người cao tuổi nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTrước khi đi bộ, người cao tuổi cần khởi động kỹ và lắng nghe cơ thể trong suốt quá trình luyện tập. Việc người cao tuổi đi bộ bao lâu, cường độ như thế nào phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Sổi nổi hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.