Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 vị bánh mì ngon nổi tiếng từ Bắc vào Nam

Thứ sáu, 07:25 25/03/2016 | Ăn

GiadinhNet – Những tín đồ của món bánh mì sẽ vô cùng thích thú nếu được thưởng thức những vị bánh mì độc đáo và riêng có của mỗi vùng miền.

Bánh mì Hà Nội

Bánh mì nem khoai

Tên nghe lạ lùng nhưng thực chất chỉ là sự kết hợp “khác đời” của bánh mì với nem chua rán và khoai tây chiên – hai món quà vặt quen thuộc được nhiều người yêu thích. Bánh mì nướng nóng, bỏ thêm đôi cái nem chua cùng khoai tây cũng vừa mới rán, sau đó phủ ít sốt mayonnaise, tương ớt ngọt, một vài lát dưa chuột, vậy là bạn đã được “đổi gió” với một chiếc bánh mì có đủ vị giòn tan, bở mềm, ngầy ngậy, cay cay.

Bánh mì chảo

Ngoài bánh mì kẹp, bánh mì chảo ở Hà Nội cũng là món ngon độc đáo của đất Hà thành. Sở dĩ có cái tên như vậy bởi một phần ăn sẽ được dọn trên chảo gang – luôn luôn nóng rực – với đầy đủ pate, bít tết, trứng ốp la, cùng một ổ bánh mì giòn rụm. Lấy ý tưởng từ các suất bít tết kiểu Tây, nhưng thay vào đó, các hàng quán vỉa hè Hà Nội đã không chú trọng ở phần thịt bò đắt đỏ, mà đưa ổ bánh mì bình dân trở thành “ngôi sao” của đĩa ăn. Bánh mì chảo luôn nóng giòn như từ trong lò ra là điểm nhấn khó quên trong hành trình ăn vặt đường phố ở Hà Nội.

Bánh mì cay (Hải Phòng)

Phong trào bán bánh mì que ở Hải Phòng đã bắt đầu từ những năm 80, nghe nói xuất phát từ một quán ngỏ trong ngõ Khánh Lạp, gần Hàng Kênh, nay đã trở thành món ngon tên tuổi bán khắp phố phường đất cảng. Bánh mì que còn được gọi là bánh mì cay, lấy từ vị loại tương ớt đặc biệt không thể thiếu khi ăn kèm nhân bánh nhưng cũng bởi hình dạng đặc biệt, to chỉ nhỉnh hơn đốt ngón tay, dài chừng hơn một gang tay mà người ta cũng quen miệng gọi chiếc bánh là bánh mì que. Hai cái tên đều giản dị, dễ gọi, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người như chính hương vị của món ăn dân dã nơi hè phố ấy.

Linh hồn của bánh mì cay đến từ thứ nhân "nghèo nàn" nhưng người ta thường biết tới ấy là pate. Bánh mì cay Hải Phòng chỉ sử dụng loại nguyên liệu duy nhất là pate. Kì thực nếu là thứ bánh biến tấu thêm đủ thứ cầu kì, dù hình dạng không thay đổi nhưng ắt hẳn không phải là chiếc bánh mì que lừng lẫy đất cảng. Hầu hết các quán bán bánh mì cay có tên tuổi đều tự chế biến pate.

Thế nhưng, thứ quyết định, tạo nên tên gọi của món ăn lại chính là thành phần gây "cay", một loại tương ớt đặc biệt của người Hải Phòng mang tên chí chương. Cách gọi bắt nguồn từ tiếng của người gốc Hoa sinh sống lâu năm tại Hải Phòng. Từ đất cảng, chiếc bánh mì cay ngày nay đã du ngoạn khắp Bắc, Nam

Bánh mì Hội An

Bánh mì Phượng

So với bánh mì ở những nơi khác, điểm đặc biệt của bánh mì Phượng có thể là 3 thứ: vỏ bánh mì, nước sốt và rau đi kèm. Tất cả kết hợp với nhau rất hài hòa và hợp lý. Nếu để ý kĩ, bạn sẽ nhận thấy rằng, vỏ bánh mì ở đây luôn giòn và cứng hơn so với bánh ở Hà Nội hay Sài Gòn. Đây cũng là điều cần thiết để bánh không bị nhũn nát khi rưới 3 loại nước sốt đặc biệt của quán. Bên cạnh đó, người ta còn ấn tượng với bánh mì Phượng là bởi bánh có rất nhiều rau ăn kèm: nào hành, nào mùi, nào húng... và còn cả một loại rau thơm rất đặc trưng của Hội An nữa.

Bánh mì Madame Khánh

Phần nhân bánh của tiệm gồm hơn 10 loại nhân gồm: thịt quay, thịt nướng, trứng chiên, dưa góp, pate, phô mai, xốt, nộm... đều được chính tay bà Khánh làm rất tỉ mỉ, với những bí quyết tẩm ướp, chế biến của riêng bà. Đã hơn 80 tuổi nên bà Khánh thao tác làm bánh chậm rãi, thế nên với những ai quen ăn đồ "fast food" hoặc ít thời gian có lẽ không hợp để ngồi đợi bánh hoàn thành. Tuy nhiên nên đủ kiên nhẫn, bạn sẽ có một "phần thưởng" xứng đáng với sự chờ đợi của mình.

Bánh mì chả cá (Nha Trang)

Bánh mì Nha Trang nổi tiếng với công thức không một chút bơ nào, vỏ giòn và rỗng ruột còn hơn bánh mì Sài Gòn phiên bản gốc. Không có mùi bơ, không gây ngán, bánh mì Nha Trang siêu giòn chỉ ăn không hay chấm sữa đặc cũng đã tuyệt ngon. Loại bánh này cũng kết hợp rất linh hoạt với đủ loại nhân kẹp lẫn đồ chấm.

Bánh mì ngon nổi tiếng nhất ở Nha Trang phải kể đến bánh mì chả cá đúng chất món ăn miền biển: chả cá làm từ nạc basa hay cá thu với chút gia vị, thái sợi vừa rồi chiên ngập dầu cho vàng rụm và thơm lừng, kẹp với bánh mì và rau dưa. Tương ớt cùng ớt tươi cùng được kết hợp nhằm làm tăng hương vị nồng ấm, đồng thời cũng át cái tanh của cá và làm dậy mùi thơm vô cùng. Món bánh mì chả cá không chỉ phổ biến ở Nha Trang nói riêng mà còn ở các vùng biển nói chung, trong đó điển hình là Vũng Tàu.

Vì có độ giòn và mỏng, bánh mì Nha Trang cũng rất được ưa chuộng để chấm với các món nước như ragu bò, bò kho hay bao tử nấu tiêu. Kết cấu giòn tan của bánh với một chút ẩm mịn từ nước chấm tạo ra sự kết hợp hoàn hảo cho vị giác. Bản thân bánh không bơ, không ngán, nên “năng suất tiêu thụ” món bánh này trong bữa ăn cũng đương nhiên tốt hơn bình thường.

Bánh mì xíu mại (Đà Lạt)

Bánh mì xíu mại đơn giản là một chén nước dùng trong veo với một ít váng mỡ cho cảm giác béo ngậy, vài cọng hành xanh bắt mắt.

Hầu hết xíu mại Đà Lạt được làm từ thịt quết khéo nên có độ dẻo dai vừa đủ, nêm nếm cũng vừa phải nên hương vị nhẹ nhàng. Nước xíu mại là nước dùng ninh từ xương heo quyện cùng vị ngọt thanh từ thịt nạc viên, thêm một chút hành lá cắt nhuyễn, khiến món ăn trở nên lôi cuốn từ hình thức đến hương vị.

Khi dùng xíu mại với bánh mì, thường người ta sẽ cho thêm một chút sa tế để tạo màu và vị cay cay. Thực khách có thể dùng kèm thêm chút giá, ngò hay tép mỡ phi giòn, bỏ vào chén khi còn nóng cho ngấm nước sốt rồi dùng sẽ rất thơm.

Bánh mì Đà Nẵng

Bánh mì gà

Bánh mì gà Đà Nẵng "ú na ú nần" bởi chiều dài của bánh chỉ bằng nửa ổ bánh mì thường mà chiều ngang thì lại gấp đôi. Nhân bánh gồm xốt trứng gà, dăm bông, đu đủ và dưa leo, ai thích ăn cay thì rưới thêm lớp ớt. Có thể nói bơ xốt gà chính là linh hồn của bánh mì gà. Xốt gà có độ sánh sệt, màu vàng óng ánh ngon mắt, lại vô cùng thơm và béo ngậy.

Bánh mì cá khô

Cá rim là món ăn cực phổ biến ở Đà Nẵng, nay chễm chệ ngồi vào ổ bánh mì và tạo thành một món ăn mới: "bánh mì cá khô". Nhân bánh mì chỉ đơn giản là rau răm, dưa leo, cá khô, được chan thêm chút nước sốt mặn mặn ngọt ngọt. Vì cá đã cay sẵn rồi nên ai hảo đồ cay mới bỏ thêm ớt.

Bánh mì bột lọc

Một sự kết hợp của hai loại bột cũng như của hai món bánh phổ biến: bánh mì và bánh bột lọc. Bánh bột lọc nhân đậu xanh, nhân tôm hay nhân thịt có hình quạt được xếp đều vào ổ bánh mì. Thêm vào đó là vài lát chả bò. Sau đó rưới tương ớt và nước mắm lên. Thế là đã thành món bánh mì bột lọc.

Bánh mì heo quay

Các quầy thịt heo quay tại Đà Nẵng không chỉ bán thịt heo đơn thuần mà còn kèm cả bánh mì heo quay nữa. Heo quay xắt nhỏ kẹp vào trong bánh mì, rắt lên chút muối tiêu, thêm rau răm xì dầu tương ớt. Khi kẹp bánh mì lại, mỡ từ những miếng thịt heo giòn ứa ra, khiến món ăn béo ngậy nhưng không quá ngán. Tùy vào sở thích của khách mà người bán sẽ chọn phần thịt cho vào ổ.

Bánh mì xíu Huế

Bánh mì xíu Huế có kích thước bằng với các loại bánh mì patê, bánh mì trứng mà bạn hay ăn. Chữ xíu ở đây gắn với món thịt kho xíu kiểu Huế. Đây là một kiểu kho thịt rất độc đáo với hương vị đậm đà, hơi cay, tép thịt dai và giòn chứ không bở như thịt kho tàu.

Món bánh mì xíu gồm một ổ bánh mì kẹp với thịt kho xíu, dưa leo, rau răm, rau mùi, nộm cà rốt đu đủ, tương ớt. Chỉ dung dị vậy thôi mà sao rất là đậm đà. Giờ đây ngay tại Huế người ta đã cho thêm nhiều nguyên liệu khác như giò, chả, patê…vào bánh mì.

Bánh mì Sài Gòn

Bánh mì thịt nướng

Cắn một miếng bánh mì là bạn đã cảm nhận đầy đủ hương vị của Sài Gòn, món ăn pha trộn giữa ẩm thực Pháp và Việt. Chiếc bánh mì giòn là văn hóa Pháp, nhưng toàn bộ nhân ở trong gồm những miếng thịt nướng, lát dưa leo giòn tan, đồ chua, ngò và nước tương thơm phức thì đích thị là văn hóa Việt.

Một ổ bánh mì thịt nướng gồm 5 miếng thịt nướng vàng ươm, cùng với rau và đồ chua. Thịt có vị ngọt bởi có nêm đường và thơm mùi sả, tuy nhiên nó được cân bằng nhờ vào món đồ chua. Thứ độc đáo nhất của loại bánh mì này lại nằm ở thứ nước tương đặc biệt làm cho tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau, tạo ra một hậu vị rất hài hòa.

Bánh mì phá lấu

Người Sài Gòn mê món phá lấu nên không có gì ngạc nhiên khi món ăn này hiện diện trong ổ bánh mì mà họ yêu thích. Có 2 cách thưởng thức là phá lấu có nước chấm kèm bánh mì và phá lấu khô nhét vào bánh mì. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại phá lấu khác nhaud dể kẹp vào bánh mì như: phá lấu gan, phá lấu lưỡi, phá lấu thịt đầu, trứng cút phá lấu, phá lấu ruột vịt, mề vịt…Thưởng thức một ổ bánh mì với những miếng phá lấu giòn sần sật, đậm vị thì còn gì bằng.

Bánh mì bì

Bì không chỉ là món ăn kèm ngon tuyệt của cơm tấm bì mà còn kết hợp rất “duyên” với bánh mì. Để tăng thêm độ hấp dẫn của món bì trộn thính thơm lừng, người bán thường phải dụng công pha chế nước chan, nước mắm sao cho đậm đà, vừa vị, rồi thêm vào vài lát dưa leo, đồ chua.

Tùng Anh (th)/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy thử nấu 1 trong 4 nồi canh này cho bữa cơm mùa đông: Nước dùng đủ vị ngọt ngon, chua thơm đậm đà, ăn là mê

Hãy thử nấu 1 trong 4 nồi canh này cho bữa cơm mùa đông: Nước dùng đủ vị ngọt ngon, chua thơm đậm đà, ăn là mê

Ăn - 45 phút trước

Hãy cùng vào bếp thử nấu ngay 1 trong 4 món canh tuyệt ngon này cho gia đình bạn thưởng thức vào ngày gió mùa tăng cường!

10 món ngon ngày lạnh giúp ấm bụng, bổ dưỡng lại dễ làm và chẳng tốn kém

10 món ngon ngày lạnh giúp ấm bụng, bổ dưỡng lại dễ làm và chẳng tốn kém

Ăn - 13 giờ trước

GĐXH – Trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, mọi người có thể tham khảo những món ngon giúp ấm bụng lại bổ dưỡng, dễ làm và chẳng tốn kém dưới đây.

4 món canh nên nấu trong bữa cơm mùa đông: Vừa dễ lại rất ngon và tạo nền tảng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

4 món canh nên nấu trong bữa cơm mùa đông: Vừa dễ lại rất ngon và tạo nền tảng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Ăn - 19 giờ trước

Trong mùa đông, khi tiết trời lạnh một bát canh ngon, ấm nóng luôn mang lại trạng thái phấn khích cho bất kì ai. 4 món canh này không chỉ ngon mà còn đặc biệt bổ dưỡng để tạo nền tảng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách làm thịt viên sốt cà chua 'đưa cơm' trong mọi thời tiết

Cách làm thịt viên sốt cà chua 'đưa cơm' trong mọi thời tiết

Ăn - 1 ngày trước

Món thịt viên sốt cà chua dễ làm, từ trẻ em đến người già đều thích, dù trời nóng hay lạnh đều rất dễ "đưa cơm".

Khi nào mới cần hớt bỏ bọt trong nước hầm xương? Thông tin khiến nhiều người bất ngờ

Khi nào mới cần hớt bỏ bọt trong nước hầm xương? Thông tin khiến nhiều người bất ngờ

Mẹo nấu nướng - 1 ngày trước

GĐXH - Phần lớn mọi người coi bọt khí nổi lên khi hầm xương là chất bẩn, nhưng sự thật là không phải tất cả bọt khí nổi lên đều cần được hớt bỏ.

Điều đặc biệt chưa từng thấy sẽ xuất hiện tại Lễ hội Ẩm thực năm 2024

Điều đặc biệt chưa từng thấy sẽ xuất hiện tại Lễ hội Ẩm thực năm 2024

Ăn - 1 ngày trước

GĐXH - Tại Lễ hội Ẩm thực năm 2024 sẽ có robot tham gia phục vụ cho thực khách đến thưởng thức món phở Hà Nội.

Bộ phận giàu collagen nhiều nhất ở lợn giúp làm chậm lão hóa, đẹp da, chế biến thêm thứ này ngon khó cưỡng

Bộ phận giàu collagen nhiều nhất ở lợn giúp làm chậm lão hóa, đẹp da, chế biến thêm thứ này ngon khó cưỡng

Ăn - 1 ngày trước

GĐXH – Móng giò heo được biết đến là bộ phận giàu collagen của lợn. Đặc biệt bộ phận này ăn vào những ngày trời lạnh rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo 4 cách chế biến dưới đây.

Ức gà xào nấm sốt tiêu đen ngon mà không sợ béo

Ức gà xào nấm sốt tiêu đen ngon mà không sợ béo

Ăn - 1 ngày trước

Món ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.

Dùng 3 nguyên liệu dễ kiếm này nấu 3 món ngon trong mùa đông giảm ho, dưỡng ẩm da tốt

Dùng 3 nguyên liệu dễ kiếm này nấu 3 món ngon trong mùa đông giảm ho, dưỡng ẩm da tốt

Ăn - 2 ngày trước

Hãy nhớ lưu lại 3 công thức nấu món ngon này và chúng còn là những "thuốc giảm ho" rất tốt, ẩn giấu từ nguyên liệu sẵn có xung quanh bạn.

Cách làm càng ghẹ rang me siêu ngon tại nhà

Cách làm càng ghẹ rang me siêu ngon tại nhà

Ăn - 2 ngày trước

Càng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.

Top