9 thói quen xấu cần bỏ nếu không muốn ung thư tìm đến!
Theo một nghiên cứu, ai cũng có 22% nguy cơ mắc ung thư trong đời. Tuy nhiên, yếu tố quyết định liệu bạn có bị bệnh tùy thuộc vào việc bạn có mắc phải 9 thói quen xấu này hay không.
Theo Nghiên cứu và Phân tích Dịch tễ học Khối u Trung Quốc năm 2014 do Cơ quan Ung thư Quốc gia Trung Quốc công bố, nếu tuổi thọ trung bình là 74 tuổi, xác suất bị ung thư trong cuộc đời của mỗi người là 22%.
Trong khi đó, theo số liệu khảo sát của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nếu bạn là nam giới, khả năng mắc bệnh ung thư là khoảng 44,29%, khả năng tử vong vì bệnh ung thư là 23,2%; nếu bạn là phụ nữ, 2 con số này lần lượt là 37,76% và 19,58%.
Có thể tránh được ung thư hay không còn phụ thuộc vào lối sống và thói quen mắc phải. Lối sống và thói quen không lành mạnh tương đương với việc tăng tốc "chuyến tàu nguy hiểm" của bệnh ung thư.
9 thói quen xấu làm tăng tỷ lệ ung thư
1. Ăn mọi thứ khi còn nóng
Theo Li Shujun, Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quân đội Trung Quốc, mất khoảng 9 giây để các sóng nhu động đi đến cuối thực quản và đi vào dạ dày kể từ khi bắt đầu nuốt thức ăn. 9 giây là một khoảng thời gian khá dài đối với quá trình "vận hành" của chính cơ thể con người chúng ta!
Nếu chúng ta nuốt thức ăn nóng trên 65 độ C, điều này có nghĩa là mỗi lần chúng ta ăn vào, thực quản phải đối mặt với cơn ác mộng bị bỏng trong 9 giây. Thức ăn nóng dễ làm bỏng niêm mạc của đường tiêu hóa trên và gây ung thư. Nhiệt độ thức ăn quá cao sẽ làm bỏng và hoại tử niêm mạc thực quản, lâu ngày có thể khiến vị trí đó bị ung thư.
2. Yêu thịt nhưng không yêu rau
Trước hết, ăn theo tự nhiên (yêu thịt, không thích rau) có thể gây béo phì, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng béo phì có liên quan đến ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và nhiều bệnh ung thư khác.
Rau củ quả chứa nhiều chất xơ, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và lấy đi các chất độc hại. Thường xuyên bỏ qua trái cây và rau quả sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
Việc chỉ ăn thịt chứ không ăn rau cũng có thể dẫn đến thiếu vitamin. Nghiên cứu cho thấy:
- Thiếu beta caroten, tỷ lệ mắc ung thư phổi cao gấp 7 lần.
- Thiếu vitamin A, khả năng mắc ung thư phổi, ung thư dạ dày rất cao.
- Thiếu axit folic và vitamin B2 là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản cao.
Để đảm bảo nhu cầu của cơ thể, bạn nên ăn nhiều hơn 400g rau mỗi ngày, và ăn không quá 75g thịt.
3. Thường thức đêm
Trung tâm Khoa học Nghiên cứu Ung thư Anh đã nghiên cứu hơn 1.000 bệnh nhân ung thư trong độ tuổi từ 30 đến 50 từ khắp nơi trên thế giới và phát hiện ra rằng 99,3% trong số họ thức cả đêm và chỉ nghỉ ngơi sau đầu giờ sáng.
Thức khuya một mặt sẽ gây rối loạn đồng hồ sinh học, mặt khác ánh sáng đèn ngủ sẽ phá hủy quá trình hình thành melatonin của cơ thể, đây là nhân tố quan trọng giúp bảo vệ chức năng miễn dịch của cơ thể, thiếu nó sẽ dễ mắc bệnh ung thư máu, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt... Tốt nhất không nên thức khuya quá 11 giờ.
4. Sử dụng thực phẩm bổ sung bừa bãi
Nhiều người thường chọn sử dụng một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh tật và ung thư, nhưng kết quả thường phản tác dụng.
Bác sĩ Ouyang Xuenong, Trưởng khoa Ung thư của Bệnh viện Đa khoa Phúc Châu (Trung Quốc), chỉ ra rằng không có thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nào là phương pháp chống ung thư hiệu quả. Sản phẩm sức khỏe không phải là thực phẩm thông thường, cũng không phải là thuốc.
Khi bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt khi bổ sung một chất dinh dưỡng đơn lẻ sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của cơ thể. Có thể một chất vào cơ thể bạn quá nhiều, trong khi một chất khác lại không đủ khiến tế bào của người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm.
5. Thường ăn thức ăn thừa
Tờ Yangtze Evening News (Trung Quốc) từng đưa tin rằng 1 gia đình 3 người ở Dương Châu lần lượt bị ung thư dạ dày và ung thư đường ruột vì thường xuyên ăn thức ăn thừa. Rau để qua đêm và các loại thực phẩm bị mốc, ôi thiu có chứa hàm lượng nitrat cao, nếu tiêu thụ lâu ngày, nitrit sẽ tích tụ trong cơ thể, dễ gây ung thư đường tiêu hóa.
Vì vậy, hãy cố gắng không ăn thức ăn thừa trong thời gian dài, dù ăn cũng phải chú ý thời gian, không nên chia nhỏ các bữa ăn. Ví dụ, ăn thức ăn thừa cho bữa trưa và thức ăn thừa cho bữa tối, cố gắng ăn xong trong vòng 5 đến 6 giờ.
6. Uống rượu, hút thuốc thường xuyên
Nhiều người biết rằng uống rượu có thể gây ung thư gan, nhưng bạn có biết nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan như thế nào không?
Theo Liu Fuchun, Trưởng khoa Bệnh gan của Bệnh viện Nhân dân số 1 thành phố Tương Dương (Trung Quốc), một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 58% trường hợp ung thư gan là do uống rượu. Sau khi rượu vào cơ thể con người hoàn toàn phụ thuộc vào gan để chuyển hóa, các chất oxy hóa, superoxit, các gốc tự do và các chất khác mà cơ thể con người không thể loại bỏ hoàn toàn trong quá trình trao đổi chất sẽ rất độc hại. Nếu uống rượu trong thời gian dài sẽ khiến tế bào gan nhiều lần bị thoái hóa mỡ, hoại tử và tái tạo dẫn đến xơ gan, cuối cùng chuyển hóa thành ung thư gan, tỷ lệ ung thư gan chuyển biến từ xơ gan thành ung thư gan là như cao tới 70%.
Trong các yếu tố gây ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới công bố, hút thuốc lá đứng đầu. Trên thực tế, hút thuốc lá không chỉ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của bản thân mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của các thành viên trong gia đình.
7. Ít vận động
Các chuyên gia y tế Đức chỉ ra rằng số lượng tế bào miễn dịch của con người tăng lên cùng với sự gia tăng hoạt động, và các tế bào miễn dịch giảm đi khi ít vận động làm tăng nguy cơ ung thư; các nhà y học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày đều ăn quá no và ít vận động.
Các nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng những người ít vận động có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 40-50% so với những người thường xuyên tập thể dục, đồng thời nam giới cũng dễ bị ung thư tuyến tiền liệt hơn. Cứ sau 2 tiếng làm việc, bạn phải dậy và hoạt động trên 15 phút.
8. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh
Phân có chứa hydrogen sulfide, skatole, các chất chuyển hóa cholesterol và các chất gây ung thư khác, nếu tích tụ lâu ngày trong ruột sẽ bị hấp thu nhiều lần và kích thích niêm mạc ruột. Theo khảo sát, việc chậm đại tiện đã trở thành nguyên nhân chính khiến nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
9. Đời sống tình dục khi còn quá trẻ
Cai Yunlang, Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Zhongda, Đại học Đông Nam (Trung Quốc), cho biết bệnh nhân ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa, trên lâm sàng người ta thấy rằng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có liên quan đến hành vi quan hệ tình dục quá sớm, không lành mạnh của phụ nữ.
Quan hệ tình dục lần đầu trước tuổi vị thành niên được coi là quan hệ tình dục sớm và không được khuyến khích. Do tế bào mô cổ tử cung của các cô gái trẻ chưa phát triển hoàn thiện và trưởng thành nên khả năng chống chọi với bệnh tật kém, dễ bị các yếu tố kích thích gây ung thư.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 6 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 12 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 14 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 15 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.