9 triệu chứng cảnh báo thiếu vitamin D, bổ sung như thế nào?
Vitamin D tan trong chất béo và vô cùng quan trọng với cơ thể, giữ cho xương chắc khỏe, cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp ngủ ngon… Nếu thiếu sẽ gây ra nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau.
Các triệu chứng thiếu vitamin D phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt ít hay nghiêm trọng và tùy theo từng người. TS. Mindy Lacey, Phòng khám y học gia đình Trung tâm ngoại trú Durham (Hoa Kỳ) cho biết, sự thiếu hụt vitamin D đã trở nên phổ biến hơn trong vài năm qua. Do đó, nên sàng lọc tình trạng này ở những bệnh nhân thường hay mệt mỏi , các triệu chứng trầm cảm và các vấn đề về xương...
1. Triệu chứng khi thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D có thể gây mệt mỏi
Theo TS. Lacey, hầu hết bệnh nhân bị thiếu vitamin D đều không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, đau xương, yếu cơ hoặc thay đổi tâm trạng… đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có điều gì đó bất thường.
Các triệu chứng thiếu vitamin D có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Ngủ không ngon giấc
- Đau xương hoặc đau nhức
- Trầm cảm hoặc cảm giác buồn bã
- Rụng tóc
- Yếu cơ
- Ăn mất ngon
- Dễ bị bệnh hơn
- Da nhợt nhạt…
Nếu bất kỳ triệu chứng nào trên đây xảy ra, bạn cần đi kiểm tra. Xét nghiệm máu sẽ cho biết lượng vitamin D trong phạm vi bình thường hay quá thấp.
2. Ai có nhiều nguy cơ bị thiếu vitamin D?
TS. Lacey cho biết, những người lớn tuổi ở trong nhà, người béo phì , người mắc bệnh loãng xương và những người mắc chứng rối loạn hấp thu kém (bệnh celiac, viêm ruột)… cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin D.
Trẻ bú sữa mẹ cũng cần bổ sung vitamin D . Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi nên tiêu thụ 400 đơn vị quốc tế (10 mcg) mỗi ngày, vì hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp. Nếu không muốn cho trẻ ăn bổ sung, mẹ đang cho con bú có thể bổ sung vitamin D (theo chỉ định của bác sĩ), để tăng cường sữa của họ, TS. Lacey cho biết thêm.
3. Làm thế nào để có thêm vitamin D?

Tăng cường vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitaim D.
Dưới đây là một số cách giúp tăng cường vitamin D cho cơ thể:
- Ăn thực phẩm giàu vitamin D : Thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên như cá (các loại cá béo như cá hồi, cá hồi, cá ngừ và cá thu; cá đóng hộp như cá trích và cá mòi), lòng đỏ trứng, gan bò, gan cá…
- Thực phẩm tăng cường vitamn D: Sữa, ngũ cốc và nước cam…
- Lấy từ ánh sáng mặt trời : Khi da tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời, cơ thể sẽ tự tạo ra vitamin D. Khi bạn ra ngoài, hãy sử dụng kem chống nắng để che những vùng da nhạy cảm, nhưng phơi nắng một chút cũng rất tốt cho tất cả mọi người, TS. Lacey khuyến cáo.
Nếu không nhận được ánh nắng thường xuyên trong những tháng mùa đông, bạn có thể cần phải tăng cường thời gian phơi nắng, tăng cường chế độ ăn uống với thực phẩm giàu vitamin D hoặc dùng thực phẩm bổ sung...
4. Bổ sung vitamin D có an toàn không?
Ở liều khuyến cáo, bổ sung vitamin D không gây ra nhiều tác dụng phụ. Những gì bạn không sử dụng, cơ thể thường đào thải ra ngoài, vì vậy rất khó để dùng quá liều vitamin D, trừ khi bạn dùng với liều lượng lớn.
Tác dụng phụ của việc bổ sung vitamin D có thể bao gồm táo bón và khô miệng. Hàm lượng vitamin D cực cao có hại và có thể gây buồn nôn, nôn, lú lẫn, khát nước quá mức và sỏi thận.
Thuốc bổ sung vitamin D có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc.
5. Vitamin D và D3 có giống nhau không?
Vitamin D có hai dạng chính là D2 và D3. Bạn có thể hấp thụ cả hai loại trong cơ thể, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D3 hiệu quả hơn vitamin D2. TS. Lacey khuyên nên dùng các chất bổ sung không kê đơn có chứa vitamin D3.
Mức khuyến nghị về chế độ ăn uống (RDA) vitamin D cho trẻ em từ 1 đến 18 tuổi, phụ nữ mang thai và người lớn không mang thai đến 70 tuổi là 600 đơn vị quốc tế. Sau 70 tuổi, nên tăng lên 800 đơn vị quốc tế. Nếu mức độ của bạn thấp nghiêm trọng, sẽ cần dùng thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Người phụ nữ 51 tuổi phát hiện ung thư đại tràng ngang từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng ngang, người phụ nữ này thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng nhưng nghĩ đó là cơn đau do ăn uống không tiêu nên bà tự mua thuốc uống tại nhà.

Diễn viên Thái Hòa bị đột quỵ trong lúc đưa con đi học, đây là lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Trường hợp của diễn viên Thái Hòa là một lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não, căn bệnh có thể xảy đến bất ngờ và để lại những di chứng lâu dài.

Người phụ nữ 31 tuổi triglyceride trong máu vượt quá 45 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - 4 tháng liên tiếp, người phụ nữ này liên tục ăn lẩu, đồ nướng và trà sữa. Không chỉ vậy, cô thường xuyên đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược nhịp sinh học ngày và đêm.

7 ngày làm theo 'chanh liều cao', cô gái trẻ cầu cứu bác sĩ
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCô gái lên nhóm "chanh liều cao" thấy mọi người mách dùng nước cốt bôi lên da trị mụn. Kết quả sau 5 ngày làm theo, mặt bắt đầu viêm da, sưng tấy, bỏng rát.

Người phụ nữ 67 tuổi bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư vú giai đoạn 0 vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Phát hiện ung thư vú giai đoạn 0 nhưng nghĩ mình cao tuổi, đang suy thận mạn giai đoạn 4, cao huyết áp, lại sợ phẫu thuật gặp nguy hiểm... nên bà T. quyết định không điều trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.