Adam khổ sở vì 'súng' cong 'súng' ngắn
Mỗi ngày, các bác sĩ tại phòng khám nam khoa tiếp nhận hàng trăm trường hợp chữa các bệnh liên quan đến “súng”.
![]() Ảnh minh họa. |
Khổ tâm súng… ngắn
T- 23 tuổi, quê ở Tiền Giang, cao ráo, đẹp trai, tốt nghiệp đại học. Nhìn vẻ bên ngoài thì T được nhiều cô gái thương trộm nhớ thầm và ao ước trao thân gửi phận. Hơn ai hết, T biết rõ bản thân khi đến tuổi “cập kê” vì thể xác cao tồng ngồng mà “cậu bé” của mình vẫn nhất quyết “không chịu lớn”. Quen biết bao nhiêu bạn gái nhưng thật trớ trêu, các ''bóng hồng'' đến với anh cứ theo điệp khúc “người đến... rồi đi”.
Đến khi nghe một bạn gái bình luận: “Thấy vậy mà... không phải vậy”, T đã quyết định tự “đại tu súng ống” bằng cách nghe bạn bè mua silicon lỏng về bơm vào, hy vọng tăng kích cỡ. Tăng đâu chưa thấy, “súng ống” sau khi bơm silicon vào đã bị cong lên, sưng tấy, đau nhức kinh khủng... và hậu quả bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
T được gia đình đưa đến điều trị tại BV Bình Dân, TPHCM và các BS phẫu thuật lấy silicon và chỉnh sửa thẩm mỹ cho “súng” ngay ngắn trở lại. Mất một thời gian chịu nhiều đau đớn, khả năng mà tạo hoá ban cho T mới bình phục. BS Mai Bá Tiến Dũng - Trưởng khoa Nam học BV Bình Dân - dí dỏm bình luận: “Trời cho sao xài vậy đi”.
Cùng cảnh ngộ với T là H- quê ở miền Tây- làm nghề chở hàng thuê bằng ghe. H có vợ nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, vợ bỏ đi vì lý do “cậu bé sao mà... bé xíu”. Chán đời, H suốt ngày nhậu nhẹt để giết thời gian. Mỗi lần thấy bạn bè bàn chuyện “ấy ấy”, H giả lả và đi chỗ khác, thế nhưng vẫn ấm ức.
![]() Một ca phẫu thuật "súng ống" tại BV Bình Dân, TPHCM. |
Không chỉ chuyện kích cỡ, mỗi ngày ở phòng khám nam khoa còn gặp nhiều trường hợp cười ra nước mắt, khi bệnh nhân có “súng” càng ngày càng thụt vô trong. Các BS ví von, đây là trường hợp “súng bị... tụt nòng”. Đối tượng bị nhiều nhất là các cháu bé ở độ tuổi từ 12 - 15. M- sinh năm 1999, quê ở Đồng Nai- được bố đưa đến khám khi súng của cậu bé càng lớn tuổi càng... mất dạng.
Theo lời kể của người bố, M đã dậy thì từ năm 13 tuổi, nhưng “súng ống” vẫn cứ ở chế độ “ngủ đông” và cứ lõm sâu vào khi cậu bé tròm trèm... 54kg. Cách đây tuần trước, khi ngủ dậy, cậu bé đang tiểu tiện bỗng la toáng lên: “Bố ơi, chim của con đâu mất rồi?”. Gia đình nhanh chóng đưa đến các BS kiểm tra thì phát hiện, “cậu nhỏ” của M đã bị lớp mỡ xương mu xệ xuống trùm kín, phần đầu nòng súng thò ra... chút đỉnh. Sau khi nhấc lớp mỡ thì “cậu bé” mới lò ra... khiêm tốn bằng lóng tay. Trong khi đó, theo các BS, ở độ tuổi này, “cậu bé” phát triển bình thường thì ít nhất phải có kích cỡ bằng ngón tay cái.
Khổ nhất của đấng mày râu chính là khi “súng ống” bị cong, không nhả “đạn”... trúng đích. Tình trạng cong có thể do bẩm sinh hoặc do tai nạn. Mới đây, các BS tiếp một bệnh nhân tên là V- đến từ Vũng Tàu- với khuôn mặt hoang mang tột độ: “BS ơi cứu em với, chẳng biết sao của em nó bị vẹo sang một bên. Cách đây tháng trước nó thẳng băng. Em mới 26 tuổi thôi, gần cưới vợ rồi. Bạn gái em mà biết em cong vẹo như thế này chắc bỏ em mất”.
Hỏi ra mới biết, trong một lần “tự xử”, V đã mạnh tay và hậu quả là “bụp” - “súng” bị cong nòng. Tưởng chừng ngủ một đêm sẽ trở lại vị trí cũ, thế nhưng, chờ mãi nhưng “súng” vẫn không chịu thẳng. V không dám đến BV vì xấu hổ và tự chữa bằng cách uốn nắn đủ cách. Chỉ còn một tháng nữa đến ngày cưới, V nghĩ không thể để tình trạng này tiếp tục nên đeo khẩu trang bịt kín mặt đến BV...
Không chỉ bị cong do chủ quan, nhiều trường hợp “súng” bị cong bẩm sinh giống lưỡi liềm, uốn lượn. Đó là trường hợp của L.H.T- 16 tuổi, đến BV khám vì ngay từ nhỏ mỗi lần đi tè đều bị bố mẹ mắng tội tè vãi ra ngoài bô. Bố T cho biết: “Lúc đầu tưởng con nghịch ngợm nên mắng nhưng con vẫn tiếp diễn lỗi cũ. Nhưng khi càng lớn, “cậu bé” của cháu càng lộ rõ hình dạng bất thường. Nghĩ đây là việc vặt nên tôi không cho cháu đi khám. Đến khi trường tổ chức cho học sinh khám bệnh tổng quát thì một BS đã nói cháu nên nói bố mẹ cho đi khám”.
Sau khi kiểm tra, các BS khẳng định, “súng” của T cong gần 50 độ nên can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu không, T vừa khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và vừa gây cản trở hạnh phúc sau này.
Theo TS-BS Nguyễn Thành Như - chuyên gia hàng đầu về nam học - nếu “súng” cong khoảng 30 độ thì vẫn có thể “chiến đấu” được nhưng rất khó, nếu cong hơn 60 độ thì bệnh nhân không thể làm gì. Nguy hiểm nhất là những trường hợp bị cong do chấn thương nhưng bệnh nhân không đến BS ngay. Do đến muộn, bệnh nhân sẽ bị di chứng sẹo và việc điều trị không giúp hồi phục nhiều.
Cuộc đời vẫn đẹp sao
“Người Việt Nam mình hay thắc mắc về kích cỡ của “súng” lắm” - BS Mai Bá Tiến Dũng cho biết. Mỗi ngày, phần lớn các câu hỏi mà các chuyên gia về nam học nhận được chính là: “Súng” của tôi nhỏ quá, làm sao để tăng kích cỡ; “cậu bé” của tôi ngày càng ngót đi; trước đây đo thấy dài, bây giờ sao ngắn hơn 1cm...
Theo BS Dũng, trong khảo sát để tìm ra các yếu tố cấu thành nên “tình dục lý tưởng” của tác giả- BS Rosie King (Đại học New South Wales - Australia) thì yếu tố quan trọng nhất là độ cương cứng, thời gian duy trì độ cương cứng, tình yêu... Còn yếu tố kích thước đứng ở vị trí số 9 trong 15 yếu tố. Vì thế, BS Dũng trấn an: “Không nên băn khoăn quá về kích thước”.
Lý thuyết là thế, tuy nhiên, trên thực tế, mấy ai chịu “thua anh kém em” về kích cỡ, thậm chí nhiều người còn vin vào yếu tố này cho rằng, nó thể hiện sức mạnh, bản lĩnh của phái mày râu. Chính vì tâm lý này nên nhiều cơ sở giải phẫu thẩm mỹ, nhà sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng lợi dụng để quảng cáo bán thuốc, thực phẩm, thậm chí còn tung hô giải phẫu tăng kích cỡ một cách dễ dàng. Vấn đề đang được nhiều người quan tâm là liệu có kéo dài được cậu nhỏ hay không? Kéo dài thêm được bao nhiêu? Có biến chứng gì không?
Theo các chuyên gia nam học, bệnh nhân chỉ được chỉ định phẫu thuật kéo dài “súng ống” khi chiều dài đo được lúc “giương thẳng nòng” là 5- 6cm. Phẫu thuật kéo dài “súng ống” không phải là kéo dãn ra như nhiều người vẫn nghĩ, mà là đem phần bên trong, vốn bị chôn dưới da, ra bên ngoài bằng kỹ thuật cắt dây treo. Do gốc dương vật dính vào xương mu bằng dây chằng nên để làm nó dài ra, BS có thể cắt rời dây chằng này đi, chuyển ra ngoài. Vì thế sau phẫu thuật, “súng” có thể dài thêm 2-3cm mỗi khi lâm trận.
Tuy nhiên, nhược điểm sau phẫu thuật chính là “súng” bị thấp hơn 1-2cm so với nguyên trạng như trước đây. Nhưng một tin vui là sau phẫu thuật, hoạt động co dãn, giương “súng” vẫn bình thường.
BS Tiến Dũng dẫn tôi đi xem một ví dụ: Bệnh nhân T.T.T- sinh năm 1985, ở TPHCM- có súng quá ngắn với chiều dài đo được khi “giương nòng” là 5cm, chu vi chỉ vỏn vẹn 6cm. Các BS đã phẫu thuật kéo dài cho bệnh nhân thêm 2cm. Sau khi có “tác phẩm mới”, mặc dù vẫn còn đau do vết mổ nhưng nhìn T ai cũng đoán được, cậu đang sống trong cảm giác: “Cuộc đời vẫn đẹp sao!”.
Kích thước “súng” chưa hẳn là thước đo để nói lên sức mạnh của nó, mà quan trọng là nó có “làm được việc” hay không. Trên thực tế, các BS đã tiếp nhận nhiều trường hợp “mẫu mã” đáng nể nhưng lại yếu, thậm chí “chẳng làm được gì nên hồn”.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 7 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 14 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 17 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.