Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ai dễ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Thứ bảy, 08:22 05/11/2016 | Dân số và phát triển

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTTD) là những bệnh gây tổn thương chủ yếu ở đường sinh sản (âm đạo, tử cung, vòi trứng và buồng trứng ở nữ...

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTTD) là những bệnh gây tổn thương chủ yếu ở đường sinh sản (âm đạo, tử cung, vòi trứng và buồng trứng ở nữ; dương vật, tinh hoàn ở nam). Hiện có khoảng 20 bệnh LTTD. Các bệnh thường gặp là: lậu, giang mai, Chlamydia, sùi mào gà, hạ cam mềm, viêm âm đạo, mụn rộp sinh dục, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS. Một số bệnh LTTD có thể điều trị được như: lậu, giang mai, Chlamydia, sùi mào gà , hạ cam mềm, viêm âm đạo. Có bệnh không điều trị được hoặc trị không khỏi hẳn như: HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, mụn rộp sinh dục...

Mầm bệnh cư trú ở dịch nhờn sinh dục, các vết sưng, vết loét, trong máu..., sau đó lây truyền qua các vết trầy xước trong khi quan hệ tình dục (giang mai, hạ cam mềm), vi khuẩn bám dính vào niêm mạc sinh dục (lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm).

Đối tượng nào dễ nhiễm các bệnh LTTD?

Bất cứ ai đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm bệnh LTTD: Những người có quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn. Người có nhiều bạn tình, người hành nghề mại dâm. Người sử dụng ma túy, đặc biệt là thuốc lắc (ectasy). Vị thành niên và thanh niên trẻ từ 15 - 25 tuổi. Phụ nữ cũng có nguy cơ nhiều hơn nam bị nhiễm các bệnh LTTD, nhất là phụ nữ trẻ vì tần suất quan hệ tình dục nhiều và mạnh bạo hơn nên dễ gây tổn thương cho niêm mạc âm đạo, mở đường cho các bệnh LTTD, nhiễm khuẩn và cả HIV/AIDS xâm nhập.

Đa số bệnh LTTD là tiềm ẩn, phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới nhưng khó phát hiện hơn, do đó rất nguy hiểm vì không biết mắc bệnh khi nào nên không đi khám bệnh; không biết để phòng ngừa cho người khác nên dễ lây lan ra cộng đồng. Người bệnh thường có tâm lý e ngại, tự ti mặc cảm, muốn che giấu, khi có dấu hiệu bệnh không muốn đi khám mà tự đi mua thuốc uống nên bệnh không hết hẳn. Các bệnh chữa trị được ngày càng ít đi trong khi các bệnh khó trị hoặc không trị khỏi ngày càng nhiều hơn.

Cần làm gì để phòng bệnh?

Để phòng bệnh, nên có đời sống tình dục lành mạnh, một vợ một chồng, dùng bao cao su để phòng lây nhiễm bệnh. Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Thăm khám phụ khoa định kỳ, 2 lần/năm để phát hiện bệnh sớm.

Phụ nữ cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và làm những test (xét nghiệm) trong những tình huống sau: Đã có nhiều bạn tình hay bạn tình của mình là người đã có nhiều người tình. Đã từng có quan hệ tình dục với người đã bị bệnh LTTD (bằng chứng là đã có test dương tính với một bệnh LTTD nào đó). Nếu có tiền sử hay bị bệnh LTTD tái diễn thì cũng cần định kỳ làm test phát hiện.

Theo Bs Hoàng Quyên/Sức khỏe và Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top