Ai không nên sử dụng men vi sinh?
Sức khỏe của đường tiêu hóa liên quan đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, nhiều người lựa chọn bổ sung men vi sinh để duy trì chức năng của đường tiêu hóa, tăng cường sức khoẻ nhưng ai không nên dùng?
1. Những nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng men vi sinh

Nhiều người lựa chọn bổ sung men vi sinh để duy trì chức năng của đường tiêu hóa, tăng cường sức khoẻ.
Mặc dù men vi sinh đã được chứng minh là sản phẩm an toàn cho sức khỏe, nhưng những người mắc phải hoặc có vấn đề nghiêm trọng về miễn dịch cần hết sức thận trọng khi dùng.
- Người suy giảm miễn dịch : Những người bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, có thể không phải là đối tượng phù hợp để dùng men vi sinh.
- Trẻ sinh non : Trẻ sinh non có hệ thống đường ruột chưa phát triển đầy đủ có thể gặp rủi ro khi sử dụng men vi sinh và thường không được khuyến khích sử dụng.
- Hội chứng ruột ngắn : Những người mắc hội chứng ruột ngắn, trong đó một phần mô ruột đã bị cắt bỏ do phẫu thuật đường ruột hoặc bệnh tật, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và hiệu quả của men vi sinh do đó cần thận trọng khi sử dụng.
- Người cao tuổi : Trên thực tế, men vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của người cao tuổi. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này và phạm vi nghiên cứu không chỉ giới hạn ở chức năng đường ruột mà còn mở rộng đến khả năng miễn dịch, nhận thức, trầm cảm, trao đổi chất, sức mạnh cơ bắp và các khía cạnh khác. Tuy nhiên, nếu người cao tuổi muốn bổ sung men vi sinh khi bị bệnh cấp tính hoặc nặng thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
- Khối u ác tính : Những người có khối u ác tính, đặc biệt là những người đang điều trị ung thư , có thể bị tổn hại hệ thống miễn dịch và men vi sinh có thể có tác động xấu đến chức năng miễn dịch.
- Bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật đường ruột : Sau phẫu thuật đường ruột, ruột cần thời gian để phục hồi. Việc sử dụng men vi sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, vì vậy không nên sử dụng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Uống men vi sinh là để tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, nhưng với những nhóm người vừa kể trên, nếu muốn bổ sung men vi sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Không phải ai cũng phù hợp để sử dụng men vi sinh.
2. Tác dụng phụ có thể xảy ra của men vi sinh
Mặc dù men vi sinh là một chất bổ sung phổ biến và có lợi cho hầu hết mọi người nhưng trong một số trường hợp cũng có thể gây ra tác dụng phụ:
- Đầy bụng và tiêu chảy : Một số người có thể cảm thấy khó chịu ở bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy sau khi dùng men vi sinh. Những triệu chứng này có thể là do men vi sinh đang thiết lập lại sự cân bằng trong ruột và thường chỉ là tạm thời.
- Phản ứng dị ứng : Nếu bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc thành phần nhất định, bạn cần cẩn thận khi lựa chọn men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh trong các sản phẩm từ sữa, có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Tương tác : Men vi sinh có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến sự hấp thụ hoặc hiệu quả của chúng. Trong khi dùng men vi sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tương tác thuốc.
Tóm lại, hầu hết mọi người đều có thể tiêu thụ men vi sinh một cách an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Ngoài ra, việc chọn sản phẩm men vi sinh chất lượng cao, đáng tin cậy và tuân theo các khuyến nghị về liều lượng trên nhãn sản phẩm cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.