Ai là chủ của pate Minh Chay, chế biến thực phẩm chay sai cách nguy hiểm thế nào?
GiadinhNet - Hôm nay (1/9), UBND Hà Nội đã có công văn yêu cầu công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới phải thông báo đến tất cả các khách hàng của mình tạm dừng sử dụng tất cả các sản phẩm do công ty này sản xuất, đồng thời tạm dừng sản xuất, truy xuất và thu hồi tất cả các sản phẩm đã bán ra thị trường.
Ông chủ pate Minh Chay là ai?
Sản phẩm pate Minh Chay khiến nhiều người bị nhiễm độc trong thời gian qua được sản xuất bởi công ty TNHH Hai thành viên lối Lối sống mới. Theo thông tin đăng tải trên các kênh chính thức của Công ty cũng như tìm hiểu của PV, công ty này được thành lập vào ngày 5/1/2018, đăng ký ngành nghề chính là hoạt động công ty nắm giữ tài sản, bán buôn, bán lẻ thực phẩm, nhà hàng và các dịnh vụ ăn uống lưu động.
Tuy nhiên, ngoài liên quan đến thực phẩm, Công ty Lối sống mới còn đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn vải, máy tính và quản trị máy tính, truyền thông, quảng cáo,…
Công ty được thành lập bởi 2 thành viên là Nguyễn Ngọc Minh và Nguyễn Thị Thủy Trang. Mỗi người góp 50% vốn tương đương với 10 tỷ đồng trong tổng số 20 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty. Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc Công ty là bà Nguyễn Thị Thủy Trang (sinh năm 1987, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Không chỉ có pate chay mà công ty này còn có nhiều dòng sản phẩm chay khác.
Công ty này có nhiều mặt hàng chay được bán trực tiếp tại hai cửa hàng tại Minh Chay Mã Mây (30 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ), Minh Chay Xuân Diệu (số 45 Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội) và hệ thống các trang bán hàng online.
Cụ thể, ngoài sản phẩm pate Minh Chay, Công ty còn có các mặt hàng như pate nấm hầu thủ, ruốc nấm Heri vị hảo hạng, muối vừng bát bảo đặc biệt, giò lụa. chả lụa, ruốc nấm không, ruốc nấm cháy tỏi. Các sản phẩm này có nhiều mức giá khác nhau tùy chủng loại và kích thước từ 40.000 đồng đến 250.000 đồng mỗi sản phẩm.
Nhiều khả năng pate Minh Chay bị nhiễm khuẩn sau khi gia nhiệt
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, Tiến sĩ Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng: "Đến thời điểm hiện nay đã có thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân người sử dụng sản phẩm nhiểm độc là do nhà sản xuất. Chúng ta có thể thấy rằng nguồn nhiễm khuẩn chính ở thực phẩm chay nói chung và pate chay nói riêng có thể tạm phân thành hai nguồn: nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất sản phẩm đầu ra. Với nguyên liệu đầu vào, có thể nhiễm nấm, mốc hoặc các loại khuẩn khác từ môi trường. Tuy nhiên, qua quá trình gia nhiệt (sấy, nấu chín, rang ở nhiệt độ cao) thì đa phần những vi khuẩn này đều bị chết. Nếu sản phẩm khi sử dụng gây ngộ độc thì khả năng cao là nhiễm khuẩn từ quy trình sản xuất sau khi gia nhiệt".
Loại pate gây ngộ độc cho nhiều người sử dụng trong thời gian qua.
Cụ thế, theo TS Từ Ngữ, ở quy trình đóng gói sản phẩm, nguồn vi khuẩn sẽ xuất phát từ công cụ và môi trường đóng gói hoặc người đóng gói. Ví dụ như trong một lọ thủy tinh đựng hoặc tay người đóng gói (không đeo bao tay và phương tiện bảo hộ) chỉ chứa một lượng vi khuẩn rất nhỏ nhưng khi đi vào môi trường kị khí (môi trường kín) chúng sẽ vô tình được cung cấp môi trường thuận lợi để phát triển hàng loạt trong một thời gian dài trước khi được người tiêu dùng sử dụng.
"Không chỉ vậy, việc chế biến trong môi trường trang thiệt bị không đảm bảo ví dụ như pate thì cần phải xay cối hoặc băm bằng dao, thớt. Việc không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên các trang thiết bị này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn trong hàng loạt mẫu sản phẩm. Ngộ độc liên quan đến pate Minh Chay là ngộ độc cấp tính liên quan đến độc tố Clostridium Botulinum. Loại ngộ độc này có thể biểu hiện ngay, gây ra các triệu chứng gây ảnh hưởng nặng, nguy kịch đến tính mạng. Tuy nhiên, với các loại thực phẩm đã nhiễm khuẩn nhưng độc tố nhẹ hơn có thể ngấm sâu vào cơ thể rồi mới tái phát các bệnh mãn tĩnh như ung thư, gan thận", TS Từ Ngữ nói thêm.
Những lưu ý khi chế biến và sử dụng thực phẩm chay
Trước những lo lắng của người dân, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chay sau khi xảy ra vụ việc pate Minh Chay nhiễm độc, TS. Từ Ngữ cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng đồ chay.
TS. Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
Cụ thể, người sử dụng cần chú ý đến 3 yếu tố trước khi sử dụng đồ chay.
Thứ nhất, nguồn nguyên liệu, nguồn nguyên liệu của đồ chay được chia làm hai loại là nguyên hạt và chế biến. Các gia đình không nên tích trữ các loại thực phẩm nguyên hạt kể cả trong tủ lạnh vì dễ sản sinh nấm mốc. Với các thực phẩm đã chế biến cần bảo quản hợp lý khi sử dụng không để khuẩn từ môi trường xâm nhập. Các dụng cụ múc, lấy, sang chiết cần đảm bảo hợp vệ sinh.
Thứ hai, quy trình chế biến, trong quy trình chế biến, người chế biến nên thao tác quy trình theo tiến trình 1 chiều. Nghĩa là xong công đoạn nào kết thúc dụng cụ và thao tác của công đoạn đó. Tránh để lẫn đồ sống và đồ chín, tránh dùng lại dao, thớt và các dụng cụ chế biến. Trong quá trình gia nhiệt cần cung cấp đủ lượng nhiệt độ để diệt hết vi khuẩn. Trong quá trình đóng gói cần đảm bảo chai lọ, hộp đựng không chứa vi khuẩn. Khi thao tác đóng gói các loại thực phẩm chay, kể cả thực phẩm khô nên đeo bao tay.
Thứ ba, trước khi sử dụng. Những cảm nhận bằng thị giác và vị giác cực kỳ quan trọng. Chúng ta không nên sử dụng các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc còn hạn sử dụng nhưng có mùi vị, màu sắc khác lạ. Ví dụ nếu thấy pate chay bị rữa, chảy nước hay mùi không giống thông thường thì chúng ta không sử dụng.
Trước đó ngày 29/8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thông báo khẩn về việc có 9 ca bệnh bị ngộ độc độc tố Clostridium Botulinum cấp tính liên quan đến pate Minh Chay. Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai có 2 ca, Bệnh viện Chợ Rẫy có 5 ca, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh có 2 ca. Các bệnh nhân đều có biểu hiện mệt mối, liệt cơ, liệt chi, khó thở, sụp mí mắt.
Huy Hoàng
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 20 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 3 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.