Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn cà rốt thế nào để không ngộ độc?

Thứ hai, 13:27 27/12/2010 | Sống khỏe

Thông tin một bé gái suýt tử vong vì ăn nhiều cà rốt dẫn đến ngộ độc methemoglobine máu, đang làm nhiều phụ huynh lo lắng.

 
Cà rốt lâu nay vẫn là loại rau củ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để bổ sung vitamin A cho trẻ, nhưng vì sao lại gây ngộ độc?

Thủ phạm gây ngộ độc cà rốt
 
Trên cơ sở khai thác bệnh sử em bé này (bé N), bình thường gia đình hay nấu canh xúp có cà rốt cho bé N. ăn để bổ sung vitamin A và bé cũng thích ăn cà rốt sống, các bác sĩ đã đi đến nhận định bệnh nhi bị methemoglobine máu do ăn nhiều cà rốt: “Nồng độ chất nitrate có nhiều trong cà rốt. Khi ăn nhiều và lâu ngày sẽ gây methemoglobin ở trẻ nhỏ, biến đổi hemoglobine thành methemoglobine quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, đưa đến tăng methemoglobine máu, làm bệnh nhân tím tái, khó thở, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời”, bác sĩ Tiến nói.
 

Cũng theo bác sĩ Tiến, ngoài cà rốt, một số loại rau củ khác cũng có nồng độ chất nitrate nhiều, có khả năng gây ra tình trạng methemoglobine máu cao nếu lạm dụng thái quá như củ dền, cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường… “Bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng cần dinh dưỡng đúng cách và đa dạng. Nếu muốn bổ sung dưỡng chất cho các bé, phụ huynh nên đưa bé đi khám sức khoẻ trước để xem tình trạng ra sao, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có những chỉ định bổ sung dưỡng chất hợp lý”, bác sĩ Tiến khuyên.

TS.BS Lê Thị Phương Dung, giảng viên bộ môn dinh dưỡng, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM cho biết cà rốt là một loại rau củ rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là beta-caroten (tiền vitamin A), khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A, có tác dụng phòng ngừa bệnh khô mắt, quáng gà, mù loà ở trẻ em...

Gọt vỏ, cắt hai đầu khi sử dụng

Ngoài ra, trong cà rốt còn có nhiều dưỡng chất giá trị khác như canxi, sắt, magiê, axít folic, kali, sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). “Không nên vì những thông tin ngộ độc cà rốt, mọi người đâm ra tẩy chay loại thực phẩm bổ dưỡng này. Điều quan trọng là phải biết cách sử dụng hợp lý để tận dụng được tối đa những mặt lợi và hạn chế mặt hại của cà rốt”, bác sĩ Dung nói và đưa ra một số lời khuyên cho người dùng cà rốt:

Gọt vỏ, cắt bỏ hai đầu trước khi ăn: Chọn mua những củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc, thẳng và trơn láng. Cà rốt có màu cam càng đậm càng chứa nhiều betacarotene. Cắt bỏ cành, lá càng sớm càng tốt vì chúng sẽ rút đi vitamin, muối khoáng và nước từ phần củ. Để tránh ngộ độc hoá chất từ thuốc diệt côn trùng còn sót lại trên cà rốt, trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu.

Nên nấu chín hay xay ép cà rốt: Khác với một số loại rau củ khác phải ăn sống mới hấp thu được dưỡng chất, cà rốt nấu chín hay đã xay ép thành nước đem lại nhiều chất dinh dưỡng hơn. Để lấy được nguồn dinh dưỡng tối đa từ cà rốt thì chỉ nên dùng loại tươi nhất và đã qua đun nấu, tốt nhất là luộc sơ và nên chế biến cùng với một ít dầu, mỡ để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được tốt hơn.

Ăn đủ lượng cần thiết, không liên tục: Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...

Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì vậy, tốt hơn hết nên ăn đúng liều lượng cần thiết. Liều dùng phù hợp nhất trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ hai đến ba bữa cà rốt, mỗi bữa nên ăn khoảng 50g (nửa củ to hoặc một củ nhỏ). Khi ăn nếu có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói… nên ngưng ngay và nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán có phải đã bị ngộ độc.

Theo SGTT 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khuyên chân thành: 5 loại đĩa nên vứt bỏ sớm, ăn đồ đựng trong đó không khác gì 'thuốc độc'

Khuyên chân thành: 5 loại đĩa nên vứt bỏ sớm, ăn đồ đựng trong đó không khác gì 'thuốc độc'

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Ngay cả khi bản thân món ăn hoàn toàn không có vấn đề nhưng đựng trong những kiểu đĩa dưới đây thì có thể biến thành “thuốc độc”.

Bé trai lở loét toàn thân vì thói quen điều trị bệnh sai cách nhiều người hay mắc phải

Bé trai lở loét toàn thân vì thói quen điều trị bệnh sai cách nhiều người hay mắc phải

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH – Hiện nay, việc dùng các loại lá cây đun nước để tắm cho trẻ sơ sinh khá quen thuộc. Tuy nhiên, tắm bằng lá cây cho trẻ là việc cần cân nhắc, thận trọng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

Hình ảnh em bé phục hồi thần kỳ sau khi được ghép tim của nam sinh 17 tuổi khiến nhiều người xúc động: 'Sống thay cả phần cho chàng trai ấy nhé'

Hình ảnh em bé phục hồi thần kỳ sau khi được ghép tim của nam sinh 17 tuổi khiến nhiều người xúc động: 'Sống thay cả phần cho chàng trai ấy nhé'

Y tế - 13 giờ trước

Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết em bé 11 tuổi được phẫu thuật ghép tim của chàng trai 17 tuổi đang phục hồi khá tốt.

Bác sĩ khuyên bạn thật lòng: Còn giữ những thói quen này thì thay đổi ngay!

Bác sĩ khuyên bạn thật lòng: Còn giữ những thói quen này thì thay đổi ngay!

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Áp lực trong công việc khiến nhiều gen Z phải làm việc quá sức, kèm theo đó là thói quen sinh hoạt thiếu khoa học ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Người đàn ông 34 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu với lưỡi bừa găm sâu vào cẳng chân

Người đàn ông 34 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu với lưỡi bừa găm sâu vào cẳng chân

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Trong lúc điều khiển máy bừa, bệnh nhân bị lệch tay lái, khiến lưỡi bừa cắt vào chân gây đau đớn và mất nhiều máu.

Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản?

Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Hẹp thực quản là di chứng nghiêm trọng của nhiều quá trình bệnh lý khác nhau. Việc phát hiện, xử lý cần được tiến hành kịp thời và tích cực để khôi phục sự thông suốt của lòng thực quản.

Bé 13 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 13 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị toan ceton do biến chứng bệnh tiểu đường trước khi nhập viện có biểu hiện mệt mỏi, ăn nhiều, uống nhiều và buồn ngủ, nhưng trong 1 tháng bé sút mất 10kg.

7 thực phẩm nên hạn chế dùng khi bị trào ngược dạ dày - thực quản

7 thực phẩm nên hạn chế dùng khi bị trào ngược dạ dày - thực quản

Sống khỏe - 19 giờ trước

Khi mắc trào ngược dạ dày - thực quản, song song với biện pháp dùng thuốc, chế độ ăn uống và một số thói quen của người bị dạ dày trào ngược cũng phải thay đổi hợp lý. Ăn uống điều độ và lành mạnh giúp kiểm soát được cân nặng, từ đó kiểm soát được tình trạng bệnh.

Người phụ nữ 54 tuổi ở Phú Thọ được lấy ra hàng trăm viên sỏi mật sau cơn đau hạ sườn phải

Người phụ nữ 54 tuổi ở Phú Thọ được lấy ra hàng trăm viên sỏi mật sau cơn đau hạ sườn phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử sỏi túi mật nhiều năm, điều trị viêm túi mật nhiều lần và có chỉ định cắt túi mật nhưng chưa thực hiện.

Những ai dễ bị xơ vữa động mạch?

Những ai dễ bị xơ vữa động mạch?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Xơ vữa động mạch là tình trạng mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch khiến động mạch bị thu hẹp, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Top