Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ấn Độ bất lực trước nạn chó hoang

Thứ hai, 14:51 13/08/2012 | Bốn phương

GiadinhNet - Chó hoang không chỉ nguy hiểm vì khả năng cắn xé, mà còn vì chúng mang nhiều ký sinh trùng khác nhau, bên cạnh bệnh dại.

Con chó hoang tấn công hai người đi xe máy ở Delhi - một cảnh thường diễn ra tại nhiều nơi ở Ấn Độ.

 
Những chú khuyển, vốn nổi tiếng khôn ngoan và trung thành, vẫn được xem là bạn tốt nhất của con người. Nhưng ở Ấn Độ, chúng lại khiến người ta sợ hãi và lo cho tính mạng bản thân vì một lý do: hàm răng sắc cùng căn bệnh dại do chúng mang lại.
 
Hàng triệu người bị chó cắn mỗi năm

Không một đất nước nào có nhiều chó hoang như Ấn Độ và không một nước nào bị tổn thương nhiều vì chó như quốc gia này. Chó hoang ở đây có số lượng lên tới hàng chục triệu con và mỗi năm chúng cắn hàng triệu người, với một số lượng lớn là trẻ con. Một trong những ví dụ điển hình là nạn nhân mới nhập viện, bé Deepak Kumar 6 tuổi. Bé đã bị rất nhiều vết cắn rất sâu ở sau lưng, do một con chó hoang lẻn vào nhà gây ra.
Những đàn chó hoang lẩn trốn trong các công viên, hẻm nhỏ, góc phố và thường hú lên man dại giữa đêm. Chúng đông tới nỗi người đi bộ thường phải mang theo các khúc tre để xua đuổi. Người đi xe đạp thì nhét đầy túi gạch đá để ném những con chó cố tình đuổi theo họ. Điều đáng sợ là không chỉ gây thương tích bằng hàm răng nhọn và khỏe, chó hoang còn có thể đoạt mạng các nạn nhân vì căn bệnh dại. Các thống kê cho thấy mỗi năm có khoảng 20.000 người chết vì nhiễm bệnh dại tại Ấn Độ- tức hơn 1/3 số ca của thế giới.
 
Chống chó hoang, việc không dễ

Vấn đề chó hoang là điều ai cũng nhìn thấy. Nhưng chống lại chúng gặp nhiều khó khăn, bởi mối quan hệ phức tạp giữa con người và loài chó nơi đây. Theo Peter Savolainen, một giáo sư về tiến hóa di truyền tại Học viện Công nghệ Hoàng gia Stockholm, những chú chó hoang ở Ấn Độ, với ngoại hình tương tự những con chó dingo ở Australia, có thể có xuất xứ từ Trung Quốc.

Ở Ấn Độ, chúng tồn tại được là nhờ hàng núi rác thải sinh hoạt, tạo ra từ cuộc sống thường nhật của hơn một tỉ con người. Không ít người dân cũng cho chúng ăn và họ xem chúng giống như người bảo vệ, bạn đồng hành với mình. Ngoài ra, tín ngưỡng Hindu phản đối việc sát sinh nhiều loài động vật, chứ không chỉ giống chó.

Năm 2001, Chính phủ Ấn Độ thông qua một đạo luật cấm việc giết chó. Kể từ đó cộng đồng chó hoang đã tăng tới mức chóng mặt, buộc giới chức Ấn Độ phải cảnh báo về số lượng quá đông những con vật này. Và việc quá đông chó hoang là cơ sở để nhiều tai họa xuất hiện.

Không chỉ cắn người, chúng còn tấn công giết hại cả thú nuôi. Malini Jadeja, một người dân sống ở Delhi, kể rằng một lần chị đang dắt chú chó cưng tên Fudge Cake đi dạo cách thì bị 2 con chó hoang đột ngột xuất hiện và tấn công. Chú chó cưng Fudge Cake bị vướng vào dây dắt nên không thể chạy trốn. "Tôi cố kéo những con chó hoang ra, nhưng khi tôi xử được một con thì con còn lại vẫn tiếp tục lao vào. Chúng giết Fudge Cake ngay trước mắt tôi" - chị Jadeja kể. Từ đó chị không dám dắt chó nhà đi dạo nữa vì sợ bị chó hoang sát hại. Và chị không phải là người duy nhất ở Delhi làm vậy.

Chó hoang không chỉ nguy hiểm vì khả năng cắn xé, mà còn vì chúng mang nhiều ký sinh trùng khác nhau, bên cạnh bệnh dại. Tuy nhiên các tổ chức bảo trợ động vật ở Ấn Độ vẫn phải đối việc tiêu diệt bớt chúng, dù bằng biện pháp giết không đau.

Thậm chí một số người cảnh báo việc giảm số lượng chó trong khi không tìm cách giảm rác thải sẽ gây nên các vấn đề nguy hiểm khác, do lũ chuột sẽ nhanh chóng thế chỗ lũ chó.“Muốn giải quyết vấn đề quy mô đàn chó hoang, điều đầu tiên anh phải làm là xử lý đống rác của mình một cách tốt hơn" - Arpan Sharma, Giám đốc điều hành Liên hiệp các tổ chức bảo vệ động vật Ấn Độ nói - "Tiếp theo là tổ chức các chiến dịch triệt sản và tiêm vaccine".
 
Sợ chó cắn hơn bất kỳ điều gì khác

Nhằm giảm bớt các vấn đề do chó hoang gây ra, tại Mumbai, nơi có hơn  80.000 người bị chó cắn hồi năm ngoái, Chính phủ Ấn Độ đã có kế hoạch tiến hành một cuộc tổng điều tra số lượng chó hoang nhằm quản lý chúng tốt hơn. Ở bang Punjab, năm ngoái cũng có hơn 15.000 người bị chó hoang cắn, khiến tháng 6 vừa qua, một thành viên Hội đồng lập pháp bang Punjab đã phải lên tiếng đề nghị xuất khẩu chó sang Trung Quốc, nơi người ta vẫn ăn thịt chó. Còn ở New Delhi, các quan chức gần đây mới công bố chiến dịch triệt sản tăng cường nhằm vào những chú khuyển.

Nhiều chuyên gia tin rằng vấn đề chó hoang ở Ấn Độ sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ cho tới tận khi một loại vaccine triệt sản dành cho chó ra đời. Nhưng Tiến sĩ Rosario Menezes, một trong những người cổ súy việc tiêu diệt chó hoang, đã cho rằng người dân có thể sẽ không chờ được tới ngày loại vaccine đặc biệt kia xuất hiện. "Tôi ủng hộ quyền của người dân trong việc đi ra đường một cách an toàn, không sợ các đàn chó dữ tấn công" - ông Menezes nói khi kêu gọi việc giết nhân đạo các đàn chó hoang.

Đó cũng chính là tâm nguyện của gia đình bé Arshpreet Kaur. Kaur mới chỉ 3 tuổi khi một con chó hoang lọt qua cánh cửa đang mở hé để vào nhà và cắn cô bé cùng ông nội. Chỉ trong vòng 1 tuần, Arshpreet bị đau đầu rồi sốt. Cha mẹ cô bé đưa con tới bệnh viện, nhưng cô bé đã rơi vào hôn mê sâu và tiếp tục sống thực vật trước khi mất sau đó 9 năm. "Chó hoang xuất hiện ở khắp nơi tại Delhi” - mẹ Arshpreet, chị Jasmeen Kaur rầu rĩ nói - "Chúng tôi giờ sợ chó cắn hơn bất kỳ điều gì khác".  
 
Thảo Nguyên (Theo New York Times)
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Có gì trong "bữa tiệc cuối cùng" của siêu quái thú dài 15 m?

Có gì trong "bữa tiệc cuối cùng" của siêu quái thú dài 15 m?

Chuyện đó đây - 3 giờ trước

Mảnh ghép quan trọng trong đời sống của quái thú Titanosauria - động vật trên cạn lớn nhất trong lịch sử địa cầu - vừa được tiết lộ nhờ "Judy".

"Thuyền ma" ngàn năm hiện ra từ lòng đất, chở người phụ nữ bí ẩn

"Thuyền ma" ngàn năm hiện ra từ lòng đất, chở người phụ nữ bí ẩn

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Trong quá trình mở rộng một ga ra ở Na Uy, người ta đã phát hiện một chiếc "thuyền ma" Viking nằm ngay dưới lớp đất bề mặt.

Bí ẩn “hồ Medusa” châu Phi: Nước đỏ khiến động vật hóa đá

Bí ẩn “hồ Medusa” châu Phi: Nước đỏ khiến động vật hóa đá

Chuyện đó đây - 23 giờ trước

Tại Tanzania có một hồ nước màu đỏ ma quái, có thể nhanh chóng biến động vật chết thành xác ướp vôi hóa y như bị Medusa thần thoại tấn công.

Cải tạo nhà bàng hoàng phát hiện cánh cửa bí ẩn dẫn đến nơi không ai ngờ tới

Cải tạo nhà bàng hoàng phát hiện cánh cửa bí ẩn dẫn đến nơi không ai ngờ tới

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Một cặp vợ chồng người Anh đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra một cánh cửa bí ẩn 245 năm tuổi trong quá trình cải tạo ngôi nhà mới mua của mình.

Robot hình người tỉ thí võ đài: Các kỹ thuật phức tạp như đấm móc, đá xoay và tự bật dậy được thực hiện

Robot hình người tỉ thí võ đài: Các kỹ thuật phức tạp như đấm móc, đá xoay và tự bật dậy được thực hiện

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Thông tin về trận đấu boxing đầu tiên của các robot đã thu hút sự chú ý lớn.

Con trâu bạch tạng được trả 3,9 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán

Con trâu bạch tạng được trả 3,9 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Con trâu bạch tạng nặng 1.500 kg được trả tới 3,9 tỷ đồng, người đàn ông vẫn quyết không bán.

Xác con tàu đắm vừa nổi lên mặt nước sau gần 140 năm, giải mã 1 trong những bí ẩn dai dẳng đau thương nhất nước Anh

Xác con tàu đắm vừa nổi lên mặt nước sau gần 140 năm, giải mã 1 trong những bí ẩn dai dẳng đau thương nhất nước Anh

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Phát hiện từ mảnh sứ vỡ đã khép lại một chương đen tối trong lịch sử hàng hải Anh Quốc.

Câu chuyện của "Cô bé giàu có tội nghiệp"

Câu chuyện của "Cô bé giàu có tội nghiệp"

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Là người thừa kế cuối cùng của 1 đế chế lừng lẫy nhưng cô gái này dường như chưa một ngày hạnh phúc.

Cụ ông nói gì khi tặng 20kg vàng trị giá 60 tỷ đồng cho thành phố?

Cụ ông nói gì khi tặng 20kg vàng trị giá 60 tỷ đồng cho thành phố?

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Cụ ông tiết lộ, quyết định tặng vàng cho thành phố xuất phát từ nỗi trăn trở sau khi thấy những khó khăn mà người dân gặp phải trong trận động đất ở bán đảo Noto ngày 1/1/2024.

Top