An Giang: Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật được hỗ trợ, chăm sóc tại cộng đồng
GiadinhNet - Với sự quan tâm của tỉnh và phối hợp của các cấp, các ngành,An Giang đã đạt một số chỉ tiêu đề ra: 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật thuộc diện bảo trợ xã hội được hỗ trợ, chăm sóc tại cộng đồng.
Thời gian qua, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa ban, ngành, đoàn thể và hưởng ứng tích cực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tạo điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần
Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội An Giang, tất cả 156 xã, phường, thị trấn trên địa bàn An Giang đều triển khai Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Công tác kiểm tra, giám sát, kết nối dịch vụ cho trẻ khuyết tật được cộng tác viên khóm, ấp, khu dân cư tăng cường thực hiện có hiệu quả. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của gia đình và xã hội về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Các hoạt động xã hội hóa trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng được nâng cao và có được sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Giai đoạn 2020-2021, Trung tâm Công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động và hỗ trợ 266 trẻ em được thực hiện khám sàng lọc, phẫu thuật tim, phẫu thuật chỉnh hình,… với tổng kinh phí hơn 9,8 tỷ đồng.
Bình quân mỗi năm, có hơn 80% trẻ em được khám sức khỏe định kỳ, hơn 2.000 trẻ em được khám chữa bệnh miễn phí với tổng kinh phí hơn 7 tỷ đồng. 100% trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em sống trong gia đình hộ nghèo, cận nghèo và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật nặng không tự phục vụ được, trẻ em nhiễm chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo, trẻ em nhận bảo trợ xã hội thường xuyên tại cộng đồng đều được các địa phương hỗ trợ mua bảo hiểm y tế.
Tại các trung tâm bảo trợ xã hội và trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật cũng đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ trẻ em khuyết tật. Những nơi này hỗ trợ trẻ phục hồi chức năng bằng hình thức tập vật lý trị liệu tay, chân, toàn thân để tránh cho trẻ bị cứng cơ, đồng thời giúp cho trẻ tăng kỹ năng vận động ngồi, đứng và đi.
Ngoài ra, còn áp dụng nhiều biện pháp trợ giúp để tăng cường hoạt động các giác quan của trẻ như: Nghe, nhìn và nói. Các thiết bị y tế được áp dụng trong công tác phục hồi chức năng gồm: Ghế ngồi bại não, bàn chà tay-chân, bàn tập đứng, khung tập đi cho trẻ em...
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chi hỗ trợ đột xuất cho 187 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 với tổng số tiền 187 triệu đồng từ nguồn vận động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Tính đến nay, đã có 276 lượt trẻ em được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cấp hỗ trợ với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cán bộ, hội viên các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tỉnh đã nhận làm mẹ đỡ đầu, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Chương trình "Nối vòng tay yêu thương" của Trung ương Đoàn… hỗ trợ cho các trẻ mồ côi do dịch COVID-19.

Đại diện Sở Lao động – Thương binh và xã hội An Giang đến thăm, tặng quà cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trường Trẻ em khuyết tật.
Công tác hỗ trợ trẻ em trong học tập cũng không ngừng được đẩy mạnh. Hàng năm, có hàng chục nghìn học sinh được hỗ trợ các chương trình học bổng, quà tiếp sức đến trường, xe đạp, tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, quần áo, phao cứu sinh, góc học tập,… với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng. 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội; trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn được các cấp, các ngành và địa phương vận động mọi nguồn lực để tổ chức thăm, tặng quà, tạo điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí từ nguồn ngân sách và vận động xã hội hóa với tổng kinh phí hơn 27 tỷ đồng.
Công tác đầu tư cơ sở vật chất, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần cho trẻ em cũng ngày càng được quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 2 nhà thiếu nhi (1 cấp tỉnh, 1 cấp huyện); 4 huyện, thị xã, thành phố đang thi công xây dựng nhà thiếu nhi; nhiều sân chơi thể dục - thể thao; 115 hồ bơi cố định và lắp ráp di động nhằm hỗ trợ dạy bơi cho trẻ. Trên địa bàn các xã, phường, thị trấn toàn tỉnh có 1.365 điểm trò chơi phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em…
“Chúng em xin cảm sự quan tâm đặc biệt của tất cả các cô chú đã tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho những học sinh khuyết tật chúng em. Chúng em xin hứa sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa để trở thành những học sinh giỏi về học lực, tốt về đạo đức, có kỹ năng sống cơ bản, sớm hòa nhập với cộng đồng để sau này trở thành những công dân có ích cho xã hội”- em Nguyễn Thị Bích Tuyền, học sinh lớp 6 Trường Trẻ em khuyết tật An Giang, chia sẻ.
Tăng cường công tác phối hợp liên ngành
Về phòng, ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em, đã thành lập mới 12 mô hình trong thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em như: Mô hình “Phòng chống xâm hại trẻ em”, “Ngôi nhà bình yên”, “An toàn cho trẻ em gái trong trường học”, “An toàn trong gia đình”, “Chúng tôi lắng nghe các em nói và hành động”, “Mái ấm an toàn cho phụ nữ và trẻ em”...; Đã phát hiện 45 vụ xâm hại trẻ em, liên quan đến 47 đối tượng, 47 nạn nhân bị xâm hại, đã điều tra khởi tố 37 vụ/39 bị can; xử lý hành chính 01 đối tượng; không khởi tố 04 vụ/04 đối tượng; đang điều tra 04 vụ/03 đối tượng. Các trường hợp trẻ em bị xâm hại được nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ Trẻ em kết nối hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp cho trẻ em như: Hỗ trợ pháp lý, y tế, tham vấn tâm lý, hỗ trợ dụng cụ, phương tiện học tập,….
Triển khai hỗ trợ 148 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ, 04 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ (mỗi trẻ 5.000.000 đồng) bị ảnh hưởng Covid-19; 08 trẻ là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 (mỗi trẻ 1.000.000 đồng); trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc diện bảo trợ xã hội; tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ em nhân dịp lễ, Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi và Tết Trung thu năm 2021; xây dựng mới 54 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh thiếu nhi địa bàn dân cư; hệ thống thư viện tỉnh tiếp nhận và luân chuyển sách cho các phòng đọc cơ sở, trường học, điểm sinh hoạt văn hóa ấp... phục vụ tốt nhu cầu cho 147.668 lượt bạn đọc (trong đó có 62.787 lượt thiếu nhi) với hơn 1.126.227 lượt tài liệu sách báo (trong đó có 765.042 bản sách thiếu nhi)….
Với sự quan tâm của tỉnh và phối hợp của các cấp, các ngành, tỉnh đã đạt một số chỉ tiêu đề ra: 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật thuộc diện bảo trợ xã hội được hỗ trợ, chăm sóc tại cộng đồng; giảm 10% số vụ trẻ em bị xâm hại, bạo lực, xâm hại tình dục so với năm 2020; 100% trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục phát hiện được hỗ trợ, quản lý cas kịp thời; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám, chữa bệnh miễn phí theo quy định; 83% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi tái hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển; 60% xã, phường, thị trấn triển khai thí điểm mô hình Ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em; duy trì tỷ lệ 70,5% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt các tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em; 60% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em được cung cấp các kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bằng hình thức truyền thông; 65% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em xã, phường, thị trấn và cộng tác viên được nâng cao năng lực về chuyên môn; tỷ lệ trẻ em tử vong do tai nạn thương tích giảm 67% (giảm 22 trẻ tử vong) so với năm 2020.
Tuy nhiên, công tác chăm sóc, bảo vệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn: một số hoạt động không thể triển khai theo kế hoạch đề ra hoặc phải chuyển sang nội dung, hình thức khác; tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về trẻ em không ổn định, thay đổi liên tục; vẫn còn những trường hợp cha mẹ lạm dụng quyền hạn của mình ngược đãi, đánh đập trẻ em; lạm dụng sức lao động trẻ em buộc trẻ phải nghỉ học làm việc kiếm tiền (phần lớn từ cha mẹ do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn); nguồn lực hỗ trợ trẻ em từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, chủ yếu thông qua nguồn vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp và từ các dự án...
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả bảo vệ trẻ em, tỉnh cần tập trung Tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của các ngành, địa phương để triển khai thực hiện nội dung về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, Luật trẻ em…; Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, huy động khuyến khích sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, gia đình, cộng đồng, người dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Tiếp tục triển khai các chương trình giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, quản lý và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Chủ động phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.