Ăn nhiều hơn 3 loại thực phẩm này, vừa ngăn ngừa cục máu đông vừa kéo dài tuổi thọ
GiadinhNet - Nếu gần đây bạn có những biểu hiện khó giải thích như chóng mặt, mệt mỏi, chân tay lạnh thì đó có thể là dấu hiệu báo hiệu mạch máu bị xơ cứng. Bạn hãy ăn nhiều hơn 3 loại thực phẩm sau đây để làm mềm mạch máu.
Tất cả chúng ta đều biết rằng mạch máu ở khắp nơi trên cơ thể con người, chỉ khi mạch máu đủ thông suốt thì máu mới có thể lưu thông đến tất cả các bộ phận trên cơ thể, từ đó duy trì hoạt động sinh lý của con người.
Tuy nhiên, nhiều người trong xã hội ngày nay thường có những thói quen xấu như thức khuya, ăn nhiều dầu mỡ, đồ lạnh, hút thuốc lá dẫn đến hẹp và xơ cứng mạch máu, về lâu dài sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, sẽ làm tăng các bệnh về tim, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,…
1. Nấm
Lợi ích sức khỏe từ nấm đông cô: 1. Cung cấp vitamin B; 2. Bảo vệ sức khỏe tim mạch; 3. Phòng ngừa và điều trị bổ sung với một vài loại bệnh ung thư; 4. Ngăn chặn độc tố của vi khuẩn lao; 5. Giúp giảm cân, thon dáng; 6. Chăm sóc làn da hoàn hảo.
Nếu muốn duy trì tính thẩm thấu của mạch máu, bạn có thể dùng nấm đông cô (nấm hương) để làm món ăn thường ngày.
Nấm đông cô có chứa một loại thành phần có lợi gọi là axit nucleic, có tác dụng chủ yếu là ức chế sản sinh cholesterol, giúp lưu lượng máu trơn tru hơn, ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng xơ cứng động mạch.

Nấm đông cô (nấm hương) giúp lưu lượng máu trơn tru hơn, ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng xơ cứng động mạch.
2. Bắp/Ngô
Ngô là loại ngũ cốc thô phổ biến trong đời sống hàng ngày, không chỉ ít calo mà còn chứa nhiều chất xơ.
Ngô không chỉ giúp tăng cảm giác no mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cholesterol và chất béo; đặc biệt là ở những người có lipid máu cao, việc tích tụ cholesterol liên tục trong cơ thể sẽ làm tăng độ nhớt của máu và hình thành huyết khối. Đồng thời ngô cũng rất giàu một lượng lớn axit béo không no, chức năng chính là làm mềm mạch máu.
Đó là lý do bạn có thể thay thế một số thực phẩm chủ yếu bằng ngô để loại bỏ cục máu đông và làm mềm mạch máu. Tất nhiên, ngoài ngô, các loại ngũ cốc thô khác cũng là lựa chọn tốt, chẳng hạn như yến mạch và khoai lang.

Ngô và khoai lang là hai thực phẩm nhiều chất xơ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cholesterol và chất béo; hỗ trợ phòng ngừa mạch máu bị xơ cứng.
3. Táo
Có câu "Ăn 1 quả táo mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh xa bác sĩ. Ăn 2 quả táo mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe tim mạch". Bạn có thể ăn bất cứ loại táo nào cũng được, miễn là ăn cả vỏ của chúng. Vỏ táo có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh ung thư.
Táo rất giàu vitamin và khoáng chất, ăn táo mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh tật của cơ thể.
Trong táo có chứa nhiều vitamin C, vitamin E và flavonoid, mục đích của các chất này là làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó đạt được tác dụng làm mềm mạch máu.
Trên thực tế, ngoài ba loại thực phẩm trên có thể làm mềm mạch máu, hai loại được đề cập dưới đây cũng rất tốt.

Ăn táo mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh tật của cơ thể.
Quả táo gai (sơn trà)
Khi nhắc đến món ăn từ quả táo gai, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là nó có tác dụng khai vị. Trên thực tế, quả táo gai không chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa mà còn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, loại bỏ huyết ứ và làm giãn mạch máu.
Vì trong táo gai có chứa nhiều vitamin C và flavonoid có tác dụng loại bỏ rác trong mạch máu và làm mềm mạch, giúp máu lưu thông thuận lợi hơn.

Sơn trà (táo gai) giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, loại bỏ huyết ứ và làm giãn mạch máu.
Hải sản
Có nhiều loại sản phẩm như tảo bẹ, tôm khô, cá biển,… Những thực phẩm này không chỉ chứa nhiều axit béo không no mà còn chứa nhiều đạm chất lượng cao, có thể cản trở quá trình hấp thụ cholesterol của ruột. Đặc biệt, tảo bẹ có chứa laminarin và salina polysaccharide giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy chất béo trong cơ thể.

Tảo bẹ giúp đẩy nhanh quá trình phân huỷ chất béo trong cơ thể
Tựu chung lại, để tránh tắc nghẽn mạch máu gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn, chúng ta phải quan tâm hơn đến hoạt động của cơ thể. Nếu có biểu hiện lạnh tay chân, chóng mặt và các vấn đề khác thì có thể là do mạch máu bị tắc nghẽn.
Lúc này, bạn nên bắt đầu với chế độ ăn kiêng và ăn nhiều thực phẩm đã nêu trong bài, có tác dụng làm mềm mạch máu và phòng tránh bệnh tật.

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 8 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 17 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.