Ăn Tết cơm nếp lá mỳ nhưng mổ trâu “cúng sống” cha mẹ
GiadinhNet - Nếu người Kinh có tục thờ người chết thì người J’rai ở Tây Nguyên lại có tục cúng người sống hết sức lạ kỳ. Cứ đến cuối năm, con cái tổ chức nghi lễ mổ trâu, bò “cúng sống” cha mẹ để trả ơn.

“Cúng sống” cha mẹ để trả ơn sinh thành
Đồng bào J’rai ở làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai sống ven sông Pô Kô có một quan niệm sống khá lạ: Lúa gieo một vụ, nếu sản lượng đủ ăn cho cả năm thì không cần phải làm vụ tiếp theo nữa, có mùa lên rẫy thì phải có mùa lễ hội để cả làng cùng ngả nghiêng bên ché rượu cần. Vậy nên, hàng năm khi thu hoạch mùa màng xong, tận dụng thời gian rảnh rỗi là nhà nhà tổ chức lễ bỏ mả, lễ bắt chồng, để uống rượu ghè… kéo dài.
Với người J’rai ở đại ngàn Tây Nguyên, việc báo hiếu cha mẹ rất quan trọng. Việc này không chỉ thể hiện qua cách cư xử với cha mẹ hàng ngày, mà những hành động báo hiếu còn được thể hiện bằng một nghi lễ lớn và trang trọng, đó là lễ “Tạ ơn cha mẹ”. Những người con sau khi lập gia đình, việc phấn đấu đầu tiên không phải xây được căn nhà cao to hay tậu được những chiếc xe đắt tiền… mà chính là chuẩn bị tài sản để làm lễ “Tạ ơn cha mẹ” mình trước dân làng và người thân quen. Và người con sẽ rất xấu hổ với dân làng, người thân khi không tổ chức được lễ “Tạ ơn cha mẹ”.
Lễ đập bò, mổ trâu “cúng sống” cha mẹ thường được họ tổ chức vào những ngày cuối năm. Đây là một trong những nghi lễ khá tốn kém. Bởi con bò chính là thứ tài sản gần như là có giá trị nhất trong mỗi gia đình người J’rai nơi đây.
Tâm tình cùng bò suốt đêm trước lễ “cúng sống”

Già làng Rơ Lan (83 tuổi) kể: “Không chỉ chọn vật nuôi có giá trị nhất trong nhà để giết thịt mà chú bò này cũng được chăm sóc một cách đặc biệt với những thủ tục thiêng liêng. Trước ngày bị giết thịt, chú bò sẽ được chủ nhân tắm rửa sạch sẽ, cho ăn no và được chủ nhân trò chuyện, tâm tình… suốt đêm”.
Theo già làng thì “trong buổi lễ, chủ nhà sẽ mang những phần quan trọng nhất trong cơ thể con bò như tim, gan… để cúng Giàng (Trời) trước bà con, họ hàng trong làng. Xin Giàng và bà con chứng kiến được sự hiếu thảo của người con khi không tiếc tài sản quý giá nhất của mình làm ra được để tổ chức một ngày vui cho cha mẹ. Như vậy, con cái đã làm hết những gì có thể để tạ ơn cha mẹ. Sau này, khi chết đi, cha mẹ sẽ không “về” trách móc con cái nữa mà phải phù hộ để con cái làm ăn phát đạt…”, già làng Rơ Lan chia sẻ.
Rồi già làng Rơ Lan đưa chúng tôi đến thăm nhà anh Rơ Châm Phong. Trong dịp Tết năm nay, anh Phong đang chuẩn bị tổ chức lễ cúng sống cho cha mẹ mình là ông Rơ Châm Lĩnh và bà Rơ Châm Phuỳnh. Sau cả năm chuẩn bị, anh Phong đã nuôi lớn một con bò, một con lợn và ủ đủ 50 ghè rượu. Đúng ngày 25 tháng Chạp, anh mời đông đảo bà con xóm làng đến chia vui. Anh Phong tự hào nói với chúng tôi: “Cha mẹ mình đã đẻ ra mình, nuôi mình khôn lớn, vì vậy mình phải bồi dưỡng cho ông bà khi ông bà còn sống chứ khi ông bà chết đi thì họ không được ăn. Mà mình đập bò mình cúng cha mẹ cũng có Giàng chứng kiến rồi, sau này ông bà chết ông bà cũng yên tâm”.
Quá hạnh phúc trước tấm lòng của người con, dù đã rất già và không nhớ mình đã bao nhiêu tuổi, nhưng ông Lĩnh và bà Phuỳnh vẫn “chơi” hết mình. Cả hai ông bà luôn nghiêng ngả bên ghè rượu cần cùng xóm làng. Cuộc ăn uống kéo dài từ trưa đến tối, xong mọi người cùng hòa vào tiếng chiêng nhảy múa và cười giòn tan. Theo phong tục, mỗi người khách tới tham dự buổi lễ, phụ nữ sẽ mang theo ít nhất là một lon gạo để đưa cho nữ gia chủ, với ý nghĩa chia sẻ niềm vui và đóng góp cho gia đình gia chủ. Đàn ông trong làng thì sẽ mang theo một ít rượu để tới chúc mừng nam chủ nhân, cùng uống chung vui.
Giàu là có nhiều gạo nếp để ăn
Không chỉ tồn tại nhiều phong tục tập quán kỳ lạ, cộng đồng người J’rai ở làng Díp còn có văn hóa ẩm thực khá đặc biệt khi cây lương thực chính của họ là lúa nếp chứ không phải lúa tẻ.
Cụ Rơ Châm Rước - già làng làng Díp, đã sống qua 90 mùa rẫy nhưng vẫn còn rất tráng kiện, nhanh nhẹn, vẫn ngày ngày cùng vợ cuốc bộ gần chục cây số lên rừng làm rẫy. Già Rước cho biết không nhớ nổi người làng mình ăn cơm nếp từ lúc nào, chỉ biết rằng cha ông ăn cơm nếp, cụ ông cũng ăn cơm nếp, nghĩa là truyền thống này đã có từ rất lâu.
“Một năm, làng mình chỉ làm một mùa rẫy (từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch), chỉ trồng lúa nếp thôi. Lúc nào thích ăn thịt heo mình mới đi mua gạo tẻ về nấu. Mình thấy ăn gạo tẻ không ngon, nhanh chán”, già Rước nheo mắt cười cười cho hay.
Dẫn chúng tôi thăm làng, già Rước khoe: “Trong làng không hề có người nào vì mắc bệnh mà phải chết sớm. Những người đồng bào ở đây cho rằng, nhờ ăn gạo nếp thường xuyên cộng với những sinh hoạt lành mạnh, lên rẫy hàng ngày đã mang đến tinh thần vui vẻ và sức khỏe tràn đầy cho tất cả dân làng”.
Trong mâm cơm trưa đãi khách ở nhà già Rước, chỉ có món cơm nếp với lá mì. Già làng giải thích rằng, khác với mâm cơm của người Kinh, lúc nào cũng đầy đủ cá, thịt thì mới gọi là có cuộc sống no đủ, mâm cơm của hơn 60 hộ dân làng Díp chỉ cơm nếp với lá mì là đủ. Gia đình nào duy trì được thường xuyên như vậy chứng tỏ nhà đó đang ấm no, sung túc. Gạo nếp của dân làng Díp cũng rất khác. Hạt tròn mẩy, nhưng không trắng mà lại đen, xám như bị mốc. Lúc nấu lên, hạt cơm có màu đỏ hồng, ăn rất đượm vị, bùi, béo.
Người dân J’rai quan niệm rằng, khi nào trong mâm cơm không còn gạo nếp thay vào đó là thường xuyên gạo tẻ, điều này báo hiệu gia đình đó đang lâm vào cảnh bị thiếu đói, cho dù trên mâm cơm vẫn có thịt heo hay các món khác.
Để có khả năng tổ chức lễ “cúng sống” này, người con trai cũng phải lên kế hoạch trước buổi lễ ít nhất phải vài năm. Quan trọng nhất là việc chăm sóc và nuôi nấng một hoặc nhiều con bò phục vụ cho ngày lễ. Ngoài ra, họ phải lo ủ vài chục ghè rượu trước ngày tổ chức nghi lễ cả tháng trời. Đây là hai món thực phẩm chính và không thể thiếu được trong ngày “cúng sống” cha mẹ.
Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 24 phút trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 33 phút trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 2 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 3 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 3 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 3 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đời sốngGĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.