Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn thịt nướng sai sách có thể gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm, chuyên gia chỉ cách để an toàn cần tuân thủ 6 điều sau đây

Thứ sáu, 10:29 01/05/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt nướng gây ung thư thì không chắc chắn là đúng, nhưng thịt nướng chứa chất gây ung thư thì đã được khoa học chứng minh.

Theo các chuyên gia, thức ăn chế biến dưới dạng chiên, nướng đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh hơn đồ luộc, hấp. Nhưng không vì thế mà bạn "tuyệt giao" với món ăn "vạn người mê" này. Chỉ cần tìm hiểu và thay đổi một chút trong các khâu tẩm ướp, chế biến, bạn có thể loại bỏ bớt độc tố gây bệnh.

Ăn thịt nướng sai sách có thể gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm, chuyên gia chỉ cách để an toàn cần tuân thủ 6 điều sau đây - Ảnh 1.

Ưu tiên thịt nạc, hạn chế mỡ để giảm bớt độc tố. Ảnh minh họa

Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, hai nhóm chất phát sinh trong khói lửa khi nướng thịt có tên là nhóm amin vòng phức (HCAs -Heterocyclic amines) và nhóm hydrocarbon phương hương đa vòng (PAHs - polycyclic aromatic hydrocarbons). Nghiên cứu cho thấy các HCAs làm phát triển ung thư vú, ruột già, gan, da, tiền liệt tuyến. Còn các PAHs thì gây ung thư bạch cầu, hệ tiêu hóa và phổi.

Vì vậy, nếu bạn nướng hay chiên, áp chảo các loại thịt hãy cân nhắc giảm nhiệt độ. Việc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao là nguyên nhân chính sản sinh HCA và PAH gây ung thư.

Ngoài ra, để loại bỏ bớt độc tố gây bệnh, trong quá trình ăn và tẩm ướp nướng thịt cần lưu ý những điều sau đây:

Ăn thịt nướng sai sách có thể gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm, chuyên gia chỉ cách để an toàn cần tuân thủ 6 điều sau đây - Ảnh 2.

Thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao là nguyên nhân chính sản sinh HCA và PAH gây ung thư. Ảnh minh họa

Chọn thịt nướng ưu tiên nạc nhiều hơn mỡ

Khi nướng thịt bạn nên ưu tiên thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ vì lượng mỡ tan chảy xuống than sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc viện Phòng Chống Ung Thư Hawaii cũng chỉ ra rằng, với những món nướng bạn nên tẩm ướp qua đêm bằng những loại gia vị như tỏi, hành hay nghệ vì như thế chất hóa học HCAs sẽ giảm xuống 50%, nguy cơ ung thư sẽ giảm xuống đáng kể.

Không ăn phần thịt nướng bị cháy hoặc nướng quá khô

Theo chuyên gia dinh dưỡng, tuyệt đối không ăn phần thịt nướng đã bị cháy mà nên cắt bỏ phần cháy hoặc không ăn những miếng thịt cháy đó. Thời gian nướng ngắn vừa đủ để thịt chín, vệ sinh dụng cụ nướng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.

Giảm thời gian và nhiệt độ nấu

Điều này không có nghĩa là bạn phải ăn thịt tái mà chỉ cần đặt miếng thịt sống vào lò vi sóng khoảng 60 – 90 giây trước khi mang nướng để làm giảm thời gian thịt 'nằm trên lửa'. Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nếu bạn đang nướng hay chiên áp chảo… hãy cân nhắc giảm nhiệt độ. Việc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao là nguyên nhân chính sản sinh HCA và PAH gây ung thư.

Chú ý đến gia vị tẩm ướp

Các polyphenol chống oxy hóa trong nước sốt, gia vị tẩm ướp có thể giảm 88% chất gây ung thư được tìm thấy trong đồ nướng, theo Viện Khoa học Thực phẩm Kansas (Mỹ). Hiệu ứng này đến từ những loại thảo mộc và gia vị như hương thảo, nghệ, tỏi tươi và ngăn chặn hình thành HCAs. Không chỉ vậy, tẩm ướp còn làm tăng mùi vị của thịt.

Ăn thịt nướng sai sách có thể gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm, chuyên gia chỉ cách để an toàn cần tuân thủ 6 điều sau đây - Ảnh 3.

Không đứng ngược gió để hạn chế hít phải khói độc. Ảnh minh họa

Tránh hít phải khói nướng

Năm 2015, giới khoa học Trung Quốc chỉ ra người tiếp xúc với khói nướng một giờ mỗi ngày dễ bị ung thư hơn người khác.

Chất độc trong khói nướng không chỉ xâm nhập vào cơ thể qua hệ hô hấp mà còn qua làn da. Bởi vậy, trong trường hợp dùng bữa ngoài trời, bạn nên để vỉ nướng cách bàn ăn 3m, đứng ngược gió khi nấu và điều chỉnh mức lửa để hạn chế khói.

Chỉ nên ăn 1 đến 2 lần/tuần

Để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên ăn thịt nướng quá thường xuyên. Chỉ nên dùng từ 1-2 lần/tuần với lượng khoảng 100g thịt/lần, không ăn hàng ngày.

Sau khi ăn đồ nướng một lần thì nên nghỉ một tuần đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể.

Lưu ý: Người có tiền sử đau dạ dày không nên ăn thịt nướng vì có thể gây ra chứng khó tiểu. Người già, người có vấn đề mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp... cũng nên hạn chế ăn món này.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 13 phút trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 3 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 20 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 21 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top