Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn thực phẩm nào có thể giúp giảm cholesterol?

Thứ năm, 12:44 20/02/2025 | Bệnh thường gặp

Nhiều loại thực phẩm có thể làm giảm cholesterol. Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, vì nếu mức cholesterol trong máu quá cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn.

1. Sterol và stanol thực vật giúp giảm cholesterol

Sterol và stanol thực vật (còn gọi là phytosterol) có tác dụng làm giảm cholesterol được ruột hấp thụ, từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu . Một đánh giá về 124 nghiên cứu được trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy, tiêu thụ tới 3,3 gam phytosterol mỗi ngày, có thể dần dần làm giảm cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) 'xấu' từ 6 -12%, sau khoảng bốn tuần.

Sterol và stanol có trong bơ thực vật, sữa và sữa chua . Bạn cũng có thể tìm thấy một lượng nhỏ trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, dầu thực vật, các loại hạt và ngũ cốc.

2. Chất xơ hòa tan trong yến mạch

Một bát cháo phủ việt quất và hạnh nhân trên bàn.

Yến mạch và lúa mạch có thể giúp giảm lượng cholesterol.

Yến mạch và lúa mạch chứa một loại chất xơ hòa tan là beta-glucan. Chất xơ này tạo thành một loại gel trong ruột, có thể liên kết với cholesterol và ngăn không cho chúng được hấp thụ vào cơ thể.

Nghiên cứu cho thấy, beta glucan có thể giúp giảm lượng cholesterol ở mức vừa phải, nếu đưa chúng vào chế độ ăn uống lành mạnh. Một đánh giá về 58 thử nghiệm có kiểm soát cũng được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy, lượng cholesterol "xấu" ở những người trung niên giảm 4,2% khi họ tiêu thụ 3,5g beta-glucan từ các sản phẩm yến mạch mỗi ngày, trong vòng từ 3-12 tuần so với những người không tiêu thụ.

Một khẩu phần yến mạch 40g chứa 2g beta-glucan, trong khi một cốc sữa yến mạch 250ml chứa 1g beta glucan. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa yến mạch với nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn.

3. Allicin trong tỏi

Một loại hóa chất trong tỏi có tên là allicin có thể làm giảm cholesterol và huyết áp, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Củ tỏi và tép tỏi rải rác trên bàn.

Tỏi có thể làm giảm cholesterol và huyết áp.

Một nghiên cứu nhỏ ở Iran được công bố năm 2016 trên Tạp chí Y học Dự phòng Quốc tế cho thấy, những người có cholesterol cao, ăn 20g tỏi sống (khoảng bốn tép) và một thìa nước cốt chanh mỗi ngày, trong 8 tuần, đã giảm đáng kể lượng cholesterol "xấu", so với những người chỉ dùng một hoặc không dùng thành phần nào.

4. Omega-3 trong cá béo

Ba miếng phi lê cá hồi với chanh, đá và hương thảo.

Axit béo omega-3 trong cá béo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Axit béo omega-3 thường có trong cá béo và thực phẩm bổ sung dầu cá, được cho là làm giảm triglyceride. Loại chất béo này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tuần hoàn nếu chúng quá cao.

Cả DHA và EPA omega-3 đều có trong các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá thu, cá cơm và một loại omega-3 khác là axit alpha-linolenic (ALA) - có trong một số loại hạt và hạt giống cũng như các loại dầu làm từ chúng. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung omega-3 không được khuyến khích sử dụng để ngăn ngừa bệnh tim, trừ khi bác sĩ khuyến nghị khi có nồng độ triglyceride cao.

5. Niacin

Một lọ thuốc có dán nhãn vitamin B3 đang đổ ra bàn.

Vitamin B3 ( niacin) có thể làm giảm cholesterol "xấu" và tăng cholesterol "tốt"

Có một số bằng chứng cho thấy niacin (còn gọi là vitamin B3 hoặc axit nicotinic) có thể làm giảm cholesterol "xấu" và tăng cholesterol "tốt" - lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Tuy nhiên, tác dụng này chỉ xuất hiện ở một số người và chỉ khi được kê đơn với liều cao hơn, do đó không được khuyến khích dùng làm thực phẩm bổ sung để giảm cholesterol hoặc ngăn ngừa bệnh tim.

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ vitamin này thông qua chế độ ăn uống từ thịt, cá, các loại hạt và hạt giống, cũng như ngũ cốc và bánh mì tăng cường. Dùng niacin dưới dạng thực phẩm bổ sung cũng có thể gây ra tình trạng đỏ bừng da dữ dội.

6. Policosanol có trong mía

Policosanol là một hợp chất được chiết xuất từ sáp mía. Các nghiên cứu trước đây cho biết nó có thể làm giảm cholesterol và cải thiện nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau…


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 59 phút trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Ăn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Khoảng 4-5 tháng gần đây, chị H có sử dụng một số loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, sau đó nhận thấy bụng to nhanh bất thường, đau tức bụng dưới, sờ thấy khối cứng chắc.

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi...Nếu trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp mà có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện ngay.

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi xa bằng tàu, xe. Tuy nhiên, đối với một số người, nỗi "ám ảnh" lớn nhất của họ chính là cảnh say xe.

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Top