Anh chàng 20 tuổi điển trai bỏ đại học để theo đuổi nghiệp lính cứu hộ
Là sinh viên ngành du lịch năm thứ 2 của trường KHXH&NV TP.HCM, cậu sinh viên Đức Cường đã có một quyết định khá táo bạo khi dừng việc học để theo đuổi công việc cứu nạn.
Ở Việt Nam, nhiều người cho rằng phải thi đậu vào một trường đại học, cầm trong tay tấm bằng danh giá thì mới có thể kiếm được một công việc tốt, nhàn hạ và thu nhập cao. Thế nhưng cậu bạn Mai Đức Cường (SN 1996, Tiền Giang) lại có một quyết định khác lạ, đó là từ bỏ giảng đường đại học để theo đuổi một công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm đến tính mạng, đó là nghề cứu hộ cứu nạn. Hiện tại, Mai Đức Cường đang công tác tại phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP.HCM.
Hãy cùng chúng tôi trò chuyện với anh bạn "điên rồ" này để nghe anh chia sẻ nhiều hơn những suy nghĩ của bản thân về quyết định đó.

Mai Đức Cường tại Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP.HCM.
Chào Cường, từ bỏ môi trường đại học để dấn thân vào công việc của một người lính cứu nạn hẳn là điều không mấy đơn giản. Vậy cơ duyên nào đã đưa bạn đến với quyết định này?
Trước đây Cường từng theo học ngành du lịch ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Cũng như các bạn sinh viên khác, Cường cũng có những hoài bão và dự định với mơ ước đầu đời của mình. Tuy nhiên, đến năm thứ 2 đại học thì gia đình Cường gặp phải nhiều khó khăn, buộc mình phải đắn đo giữa tiếp tục hay dừng lại việc học để giảm bớt gánh nặng cho gia đình.
Lúc đầu Cường cũng không nghĩ mình sẽ theo đuổi nghề cứu hộ, tuy nhiên ngay từ nhỏ Cường đã rất mê màu áo xanh người lính. Đó là một hình tượng đẹp giữa cuộc sống đời thường. Và bản thân Cường cũng muốn được cống hiến một phần gì đó cho xã hội. Vì vậy trong lúc đắn đo giữa những lựa chọn, Cường đã quyết định ngưng việc học tại trường để theo đuổi nghề cứu hộ. Cũng có thể nói rằng lựa chọn đó bắt nguồn từ đam mê, chấp nhận mất mát một thứ gì đó để thực hiện hoài bão của mình. Và khi còn trẻ chúng ta có quyền cháy với đam mê của riêng mình.

Ngay từ nhỏ Cường đã có niềm đam mê với màu áo lính.
Ở Việt Nam, đại học từ lâu vẫn luôn là một trong những cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng cho người trẻ, vậy việc bạn quyết định rời ghế giảng đường để theo nghiệp lính có vấp phải sự phản đối của gia đình?
Khi Cường chia sẻ quyết định dừng việc học với gia đình, ba mẹ mình rất sốc. Thậm chí họ còn không muốn nhìn mặt mình trong thời gian dài. Nhưng bằng những nỗ lực thực hiện ước mơ, Cường dần dần tìm cách thuyết phục ba mẹ bằng những việc làm thực tế. Nhìn thấy những gì mà Cường đã làm được cho xã hội, ba mẹ cũng phần nào đó không còn lo lắng hay giận mình nữa. (cười)

Quyết định của cậu vấp phải sự phản đối từ gia đình.
Thời gian đầu học tập tại trung tâm đào tạo chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, có bao giờ Cường cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ?
Thời gian đầu học tại trung tâm mình gặp phải khá nhiều khó khăn. Phải làm quen với điều lệnh, quy định của ngành từ tiếng nói đến dáng đi, phải học tập dưới trời nắng lẫn trời mưa những điều mà trước kia Cường chưa từng trải qua. Nhiều hôm trời nắng như thiêu như đốt phải tập luyện cảm giác rất mệt và nản. Nhưng nhớ lại sự tin tưởng của ba mẹ đặt vào mình và những ước mơ còn dang dở Cường lại có thêm động lực để vượt qua những giai đoạn khó khăn ấy.


Theo đuổi một công việc mang đặc thù riêng, Cường có thể chia sẻ thêm về những niềm vui và những khoảng lặng trong công việc đặc biệt của mình?
Công việc nào cũng có những thú vị riêng của nó. Nghề cứu hộ, cứu nạn với Cường không đơn thuần là một nghề nghiệp mà còn là một trọng trách rất cao quý. Hạnh phúc với những người lính như Cường đó là có thể giải cứu được người bị nạn thoát khỏi vùng nguy hiểm. Cái niềm vui đó không thể nào diễn tả được. Nó như sợi dây đưa mọi người đến gần nhau hơn không phân biệt màu da, giọng nói.

Nhưng không phải lúc nào mình cố gắng cũng có thể cứu được người bị nạn. Có những trường hợp khi đến hiện trường, thì phát hiện nạn nhân đã chết, nỗi đau ấy cứ dày vò, ám ảnh tất cả các thành viên trong đội. Nhìn vào những sự việc đau thương ấy, Cường và đồng đội lại phải nỗ lực rèn luyện, cố gắng để không xảy ra những trường hợp tương tự trong tương lai.

Một ngày của người lính cứu nạn sẽ diễn ra như thế nào? Và khi có sự việc xảy ra, công việc cụ thể Cường sẽ phải làm là gì?
Một ngày của lính à! (cười) Khá là thú vị! Tụi Cường dậy thật sớm để tập thể dục buổi sáng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh doanh trại. Sau đó học tập rèn luyện kĩ năng, đọc báo, học tập rèn luyện thể lực, chơi thể thao, sinh hoạt tiểu đội... Và luôn trong tâm thái sẵn sàng hành động khi có thông báo cứu nạn.

Khi có sự việc xảy ra trên thực tế, Cường sẽ nhận tin cứu hộ sau đó xuất xe đồng thời liên hệ địa phương nơi xảy ra vụ việc. Đến nơi thì sẽ triển khai đội hình để ứng cứu, nếu trường hợp nạn nhân đã chết thì sẽ bàn giao thi thể người bị nạn cho địa phương và lập biên bản cứu hộ.

Phải luôn trong tâm thế sẵn sàng 24/24 có mặt ứng cứu người bị nạn, bạn có còn nhiều thời gian dành cho bản thân hay gia đình?
Quả thực khi làm công việc này, Cường không có thời gian cho gia đình hay cho bản thân. Tuy nhiên Cường nghĩ là gia đình sẽ thông cảm cho tính chất công việc mình. Nhìn thấy những sự việc đau lòng xảy ra, Cường cảm nhận rằng những thiệt thòi nhỏ nhoi của mình không là gì đối với mất mát mà người dân đang phải chịu. Vậy nên hy sinh một chút lợi ích cá nhân để cho xã hội bớt đi những âu lo, muộn phiền cũng là điều nên làm mà.

Gia đình thì chắc sẽ thông cảm cho công việc của bạn, nhưng Cường có lo lắng rằng người yêu của bạn sẽ phàn nàn về việc này không?
Chuyện tình cảm đến một độ tuổi nhất định cũng phải có. Đương nhiên mình cũng buồn vì không thể dành nhiều thời gian cho người yêu của mình. Nhưng trách nhiệm của một người lính đôi khi không cho phép mình xao nhãng hay để tình cảm cá nhân xen vào. Dù thế nào lợi ích tập thể phải đặt lên hàng đầu. Chắc có lẽ vì vậy mà mình vẫn chưa có ai. (Cười)

Làm những công việc thầm lặng, hi sinh rất nhiều cho mọi người, nhưng tuổi nghề lại khá ngắn, có bao giờ bạn nghĩ lại rằng nếu không từ bỏ đại học thì bây giờ đã có một công việc đỡ vất vả hơn, có tương lai hơn?
Công việc cứu nạn cứu hộ đôi khi không mang đến cho mình nhiều lợi ích về vật chất, cùng những hào nhoáng về danh vọng. Nhưng nhìn thấy nụ cười, những giọt nước mắt hạnh phúc khi cứu được một người bị nạn, mình và động đội vẫn muốn âm thầm cống hiến cho đến khi không còn đủ sức lực nữa thì thôi.
Đối với cá nhân Cường. Khi còn trẻ phải sống làm sao cho thật ý nghĩa. Mình từng nghe một người nói rằng: "Cái chết thật êm đềm nếu khi chết mình làm được một điều gì đó thật ý nghĩa".

Cảm ơn Cường về những chia sẻ ngày hôm nay. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe để luôn hoàn thành tốt công tác của mình!

Chiến sĩ nghẹn lòng kể giây phút tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt trên tàu du lịch bị lật ở Hạ Long
Thời sự - 23 phút trướcGĐXH - Trong đêm tối, những người lính Hải quân mặc nguyên quân phục, lặn sâu xuống làn nước lạnh buốt, len lỏi qua từng ngóc ngách trong khoang tàu bị lật để tìm kiếm nạn nhân còn đang mất tích.

Dự báo thời điểm miền Bắc xuất hiện không khí lạnh gây rét đậm, rét hại mùa Đông 2025 - 2026; tin khẩn cấp về bão số 3
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Miền Bắc có khả năng xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại diện rộng từ nửa cuối tháng 12/2025, mức độ tương đương trung bình nhiều năm.

Cứu người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân, chới với giữa sông Hồng
Thời sự - 1 giờ trướcNhận được tin báo có người nhảy cầu Nhật Tân (Hà Nội) xuống sông Hồng, cảnh sát đã huy động lực lượng ứng cứu, đưa nạn nhân lên bờ an toàn.

Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long: Vợ sống sót, chồng và 2 con tử nạn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Gia đình 4 người ở tổ dân phố Phố Mới, xã Tân Yên (tỉnh Bắc Ninh) lên tàu Vịnh Xanh 58 đi thăm vịnh Hạ Long. Khi vụ lật tàu xảy ra, chỉ có người vợ may mắn thoát nạn, 3 người còn lại tử vong.

Tàu du lịch chở 34 người bị chìm khi đang câu mực ở Hà Tĩnh
Thời sự - 5 giờ trướcMột tàu du lịch chở 30 du khách và 4 thuyền viên bị sóng đánh chìm khi đang câu mực trên vùng biển Thiên Cầm (xã Thiên Cầm, Hà Tĩnh) vào tối 19/7.

Từ 15/8, hàng triệu người nên biết quy định mới nhất về mức hưởng bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Nghị định 188/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, trong đó quy định chi tiết về mức hưởng bảo hiểm y tế. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Vụ lật tàu du lịch ở Hạ Long: Người thân khóc nấc, gục ngã trước nỗi đau quá lớn
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Không khí tang thương bao trùm khi người thân của các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch chiều 19/7 đã có mặt từ rất sớm để thắp hương, cầu nguyện cho những người xấu số.

Chi tiết lịch trình, điểm danh các khối sẽ đi diễu binh, diễu hành trong buổi lễ diễn ra sáng 2/9 tại Hà Nội
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 diễn ra lúc 6h30 ngày 2/9/2025 tại quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm thủ đô Hà Nội.

Siêu dông gây lật tàu du lịch ở vịnh Hạ Long mạnh cỡ nào?
Thời sự - 7 giờ trướcNguyên nhân mưa dông mạnh chiều 19/7 là do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp nền nhiệt khu vực tăng cao, tạo thành hệ thống siêu dông.

Khởi tố bị can đầu tiên về tội 'sử dụng trái phép ma tuý' theo quy định mới
Pháp luật - 8 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố Lỳ Lỳ Hừ (37 tuổi, trú tại xã Bum Tở) về tội “Sử dụng trái phép chất ma túy”.

Khoảnh khắc tàu chở khách lật úp trên vịnh Hạ Long khiến hàng chục người thương vong
Thời sựGĐXH - Thời điểm xảy ra tai nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, trên tàu chở 51 người gồm 3 thủy thủ và 48 hành khách. Đến thời điểm 20 giờ ngày 19/7, đã có ít nhất 5 nạn nhân tử vong, hàng chục người vẫn đang mất tích.