Hà Nội
23°C / 22-25°C

Anh hùng khoác áo blue

Thứ tư, 10:58 14/01/2009 | Y tế

Giadinh.net - Sinh năm 1956, tại Púng Luông, Mù Cang Chải, với biệt danh “bàn tay vàng trong phẫu thuật” - Bác sĩ Vàng A Sàng (ảnh) đã có gần 30 năm phục vụ trong ngành y tế và là bác sỹ duy nhất của Yên Bái được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Chúng tôi lên Yên Bái, tìm gặp Anh hùng Lao động Vàng A Sàng trong tiết se lạnh của một ngày cuối năm.

Làm bác sỹ để cứu người nhà mình

- Bác sỹ có thể cho biết mình bước vào nghề y với cơ duyên nào?

- Hồi đó, đang học trường nội trú sắp tốt nghiệp lớp 10 (lúc đó là hệ 10 năm), mình viết thư hỏi ý kiến bố về ngành học sắp tới. Cá nhân mình thích theo ngành công an hoặc cơ điện. Nhưng trong thư gửi lại, ông cụ phân tích rất cụ thể và có lý. Cụ bảo: Công an và cơ điện đều là phục vụ đất nước, cả hai ngành đều tốt. Nhưng nếu con làm bác sỹ, vừa phục vụ đất nước vừa chữa bệnh cho người nhà thì tốt hơn. Nghe lời bố, mình thi vào Trường Đại học Y Thái Nguyên. Hồi đó thi đại học khó lắm, cả xã Púng Luông của mình chỉ có 2 người đỗ là mình và một anh đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội.

- Vậy bác sỹ thi trường Y vì nghe theo lời khuyên của bố?

- Nhà mình có 3 anh em, khi mình lên 7 tuổi thì có trận dịch tiêu chảy, chỉ là tiêu chảy thường thôi, đi vệ sinh nhiều nước, nhiều lần trong ngày, không có máu, nhưng tình trạng như thế kéo dài triền miên, dịch lan ra cả bản. Mẹ mình sợ, gọi thầy mo về cúng ma mấy ngày liền, nhưng thầy mo cúng cứ cúng, anh em tiêu chảy vẫn hoàn tiêu chảy, héo như ba tàu lá. Rồi em út mình không trụ nổi, bỏ bố mẹ và các anh. Sự ra đi của đứa em khiến mình thấy được tầm quan trọng của bác sỹ. Hồi đó, cả xã chỉ có 1 y tá thôn bản, đi từ nhà đến trạm y tế xã mất 4,5 km, ốm đau sơ sơ chỉ ở nhà, mời thầy mo đến cúng, ốm mãi không khỏi mới đi bệnh viện. Nhưng mãi sau này, khi được đi học, mình mới thấy để thay đổi những quan niệm lạc hậu đó, chỉ có đào tạo, chỉ có ánh sáng khoa học mới giúp bà con mình thoát ra được.
 

Sách báo về với bà con người Mông (Ảnh: M.Tiến).

 
- Bác sỹ Sàng có thể cho biết đã từng mổ cho bao nhiêu bệnh nhân?

- Không nhớ nổi đâu. Có bệnh nhân được chỉ định phải mổ là mổ, không nhớ con số để làm gì. Mình làm Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đồng thời là trưởng Khoa ngoại, mỗi năm khoa mình mổ khoảng 500 - 800 ca. Tính từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, khoa mình đã mổ khoảng 800 ca. Trong đó, mình là tay mổ chính trong khoa.

- Trong hàng ngàn ca mổ đó, bác sỹ Sàng nhớ nhất ca mổ nào?

- Có một ca mổ mình nhớ rõ cho tới tận bây giờ. Đó là ca mổ tim cho một bệnh nhân tên Phương, nhà ở Yên Bình, học lớp 8, bị bạn dùng dao đâm khi đang ở trường học. Cái khó của ca mổ này là lúc đó ở tỉnh  chưa có phương tiện kỹ thuật hiện đại, chưa có máy siêu âm, chủ yếu chẩn đoán bằng mắt thường và kinh nghiệm. Khi đưa bệnh nhân vào viện, chỉ biết vết thương ngực, chứ chưa biết chính xác tổn thương ở đâu, yêu cầu lúc đó phải chẩn đoán chính xác để có phương pháp điều trị kịp thời, bởi chần chừ một lúc là bệnh nhân sẽ tử vong. Ca mổ đó thành công, bệnh nhân phục hồi nhanh.

 

Bác sỹ Sàng (bên trái) trong một ca mổ sỏi thận (Ảnh: HQ).

- Có bệnh nhân nào hiểu sai bác sỹ Sàng không?

- Trong nghề y không tránh khỏi điều đó. Rủi ro trong chẩn đoán bệnh là không tránh khỏi. Ngay ở cả những nơi trang thiết bị hiện đại thì tỉ lệ rủi ro vẫn có, nói chi một bệnh viện miền núi thiếu thốn như ở chỗ mình. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mình còn hạn chế, mình sẽ sửa. Nhưng cũng nói thật, là bác sỹ, không ai muốn bệnh nhân của mình không khỏi bệnh cả. Rất may, bệnh nhân hiểu sai bác sỹ chỉ là số ít, bệnh nhân khỏi bệnh bày tỏ tình cảm với bác sỹ rất đơn giản, nhưng khiến mình xúc động lắm.

Không hối hận vì đã về quê hương

- Thưa bác sỹ, đã bao giờ ông có ý định ở lại chốn thành thị phồn hoa để hành nghề?

- Hồi trẻ, khi học xong bác sỹ chuyên khoa I, mình cũng có ý muốn ở lại Hà Nội. Nhưng huyện Mù Cang Chải đã đánh công văn xuống trường, nói trường hợp này học xong đề nghị trả về địa phương. Mặc dù vậy, mình vẫn có thể kiếm cớ để ở lại. Nhưng lúc đó, một phần nhờ công văn, một phần mình cũng nghĩ lại, bố mẹ, anh em, gia đình đều ở vùng cao, tư tưởng gắn bó gia đình trong con người mình vẫn còn lớn lắm. Thế là mình về Yên Bái. Đến bây giờ, mình không hề hối hận vì đã về Yên Bái, về phục vụ quê hương. Người dân tộc ở vùng cao nói chung, người dân tộc Mông nói riêng có niềm tin rất lớn vào bác sỹ chữa bệnh cho họ. Bác sỹ không chỉ là người đem lại sức khỏe mà còn là người đem niềm tin đến cho bà con dân tộc. Bệnh nhân dân tộc Tày, Mông cứ ra Yên Bái là tìm gặp bác sỹ Sàng.
 
Có một chuyện mình không thể quên. Cách đây mấy năm, có một bác trung tuổi đến bệnh viện nằng nặc đòi gặp bác sỹ Sàng. Mình xuống đứng trước mặt người đàn ông đó nói: "Tôi đây"; Người đó hỏi: "Có thật ông là bác sỹ Vàng A Sàng không?"; "Vâng, chính là tôi, bác có bệnh gì không, để tôi xem cho". "Không, tôi không có bệnh, nghe tiếng bác sỹ nên tôi đến xem mặt. Cứ tưởng bác sỹ là người tóc bạc phơ, ai ngờ bác sỹ trẻ thế".

- Được biết bác sỹ Sàng lập gia đình rất muộn, trong khi thanh niên người Mông thường lập gia đình sớm. Bác sỹ có bị bố mẹ giục lấy vợ không?

- Có đấy. Năm mình học lớp 10, bố viết thư hỏi: Bây giờ bố mẹ lấy vợ cho con được không. Mình viết thư trả lời: "Con đang học, bố mẹ lấy vợ cho em trai con đi." Mải học quá, đến tận 33 tuổi mình mới lấy vợ đấy. Vợ mình là con gái Kinh, đảm đang và biết quan tâm gia đình chồng lắm. Thành công của mình cũng có phần của cô ấy.

- Xin cảm ơn và chúc bác sỹ Sàng cùng gia đình hạnh phúc trong năm mới.
 

Bác sĩ Vàng A Sàng, SN 1956, là người dân tộc Mông, đã từng theo học ở trường thanh thiếu nhi dân tộc huyện, học trường dân tộc tỉnh Nghĩa Lộ (cũ), sau đó học tại trường đào tạo cán bộ các tỉnh khu Tây Bắc ở Sơn La, học Đại học Y Thái Nguyên và học bác sĩ chuyên khoa I tại Hà Nội. Năm 2005, bác sĩ Vàng A Sàng được vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Hiện tại, bác sĩ Sàng là Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.

Hạnh Quỳnh (thực hiện)

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top