Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn

Thứ ba, 08:18 07/02/2023 | Xã hội

GĐXH - Giữa đại ngàn, dưới ánh trăng sáng ngày 16 tháng Giêng, đồng bào Ma Coong lại tụ học về bản Cà Roòng để cùng vui đêm hội đập trống. Họ cầu mong cho một năm mưa thuận, gió hòa, nương rẫy được tươi tốt, bản làng được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh.


Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 1.

Đối với đồng bào Ma Cong ở các bản làng của xã vùng biên Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thì Lễ hội đập trống diễn ra vào đêm 16 tháng Giêng âm lịch được xem là lễ hội lớn và quan trọng nhất trong năm.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 2.

Theo lời kể của già làng, trưởng bản Ma Coong ở Thượng Trạch, truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa vùng đất của người Ma Coong đang ở xuất hiện một con khỉ ác mầu vàng, hằng đêm nó thường vào rẫy của bà con dân bản ăn ngô, lúa. Khi có khỉ ác xuất hiện, người Ma Coong liên tục mất mùa, đau ốm. Đời sống người Ma Coong vì thế triền miên đói khổ. Đêm trước ngày rằm tháng Giêng, vị già bản nằm mơ thấy Giàng (thần trời) hiện về mách bảo, muốn đuổi khỉ thì hãy làm một chiếc trống tiếng thật vọng mang ra đánh vào đêm trăng sáng nhất. đến khi khỉ ác tìm đến bản, bà con đã khua trống đánh chiêng đuổi khỉ, tiếng trống tiếng chiêng của cộng đồng người Ma Coong cùng với sự giúp đỡ của Giàng mà khỉ ác đã phải rời xa vùng đất này, từ đó người làm được mùa, con cháu không còn đau ốm nữa.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 3.

Đồng bào Ma Coong rộn ràng đánh lên tiếng trống trong lễ hội giữa đêm sáng trăng nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận, gió hòa, nương rẫy được tươi tốt, bản làng được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 4.

Trước ngày diễn ra lễ hội đập trống, người dân ai trong bản ai có gì đóng góp nấy, nhưng không thể không đóng góp gạo nếp để nấu rượu hiêng – thứ rượu được nấu bằng nếp nương với men lá, có màu trắng như sữa, chỉ được dùng cúng và mời khách quý.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 5.

Trên khoảnh sân rộng nhất của bản, dưới tán của cây cổ thụ, người dân dựng một dãy nhà tranh nhỏ. Căn lều chính là nơi hành lễ, treo trang trọng chiếc trống.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 6.

Khi ánh trăng sáng của ngày 16 nhô cao sau lưng bản, mâm cúng được mang ra sắp đặt. Mâm cỗ cúng “Giàng” (Trời - PV)gồm có rượu hiêng, thịt gà nấu với chồi cây mây non, cá, xôi, ngọn cây mây, khúc thân cây đoác, một ít lúa gạo...

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 7.

Cá để cúng Giàng trong đêm đập trống được bắt từ khúc suối cấm. Vào khoảng tháng 5 dân bản ngăn con suối Aky từ bản Rào Bụt đến bản Nồm và được quản lý nghiêm ngặt nếu ai vào đó đánh cá thì bị phạt rất nặng, khúc suối này chỉ được đánh bắt cá tự do sau khi lễ hội đập trống diễn ra.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 8.

Vào phần lễ, già làng đọc lời khấn cầu trời đất phù hộ cho dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu… Xong phần hành lễ, lúa gạo được ném ra tứ phía, cầu mong thóc lúa về đầy bồ, đầy nương.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 9.

Phần lễ kết thúc, là lúc tiếng trống hội mở màn vang lên. Mọi người bắt đầu xúm lại với những ché rượu hiêng.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 10.

Những thanh niên khỏe mạnh giành nhau dùi và trổ tài đánh trống mạnh, đánh trống nhanh. Những người không tham gia đánh trống thì cầm tay nhau nhảy múa quanh.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 11.

Không chỉ người Ma Coong mà người dân ở khắp nơi cũng đến đây cùng chung vui trong ngày hội. Anh Trần Quốc Cường, trú huyện Yên Thành Nghệ An - người con rể của bản làng Thượng Trạch đưa gia đình tới chung vui vào đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 12.

Trong hội trống, mọi người vừa đánh trống, vừa hét vang rừng: “Roa lữ Giàng ơi!” (sướng quá, vui quá trời ơi). Trống phải được đánh cho thủng trước khi trời sáng mới thôi, khi trời đất mới chứng giám cho lòng thành của mọi người, trong năm tới mới được mùa màng.

Ảnh: Trải nghiệm đêm hội đập trống của đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn - Ảnh 13.

Trải qua nhiều biến đổi, lễ hội đập trống của người Ma Coong vẫn còn nguyên đó những giá trị văn hóa không thể phai mờ. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có quyết định công nhận Lễ hội Đập trống của người Ma Coong, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.


Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 49 phút trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 1 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 1 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 1 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 3 giờ trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Thời sự - 3 giờ trước

Qua xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 người này không có trong danh sách thuyền viên xuất bến. 5 người đăng ký đi trên tàu kéo sà lan đang mất liên lạc.

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Top