Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều kỳ bí dưới mái nhà sàn của đồng bào trên dãy Trường Sơn

Thứ năm, 07:58 10/11/2022 | Xã hội

GiadinhNet - Dù cuộc sống đã nhiều đổi thay, dần bắt nhịp với xã hội hiện đại. Nhưng dưới mỗi mái nhà sàn của đồng bào Mã Liềng vẫn còn những điều kỳ bí được các thế hệ gìn giữ.

Dưới chân dãy Giăng Màn (thuộc một phần dải Trường Sơn, kéo dài từ Tây Nam Hà Tĩnh đến Tây Bắc Quảng Bình), cuộc sống của những đồng bào người Khùa, Mày, Sách, Mã Liềng… đang từng ngày thay đổi. Cái đói, cái nghèo, hủ tục lạc hậu dần bị xóa bỏ. Nhưng trong cái mới ấy, dưới những nếp nhà sàn vẫn cất giấu nhiều nét truyền thống, nguyên sơ.

Những điều kỳ bí dưới mái nhà sàn của đồng bào trên dãy Trường Sơn - Ảnh 1.

Ngôi nhà sàn của đồng bào Mã Liềng ở các huyện miền núi phía Tây Quảng Bình.

Gặp và trò chuyện cùng những người Mã Liềng đang sinh sống tại các bản Kè, bản Cáo, bản Chuối, bản Cà Xen thuộc hai xã Lâm Hóa, Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), chúng tôi chuyển từ bất ngờ này, tới bất ngờ khác.

Mời khách vào nhà, ông Cao Dụng, già làng bản Kè, xã Lâm Hóa, chu đáo chỉ lối đi cho khách nam và lối vào riêng cho những người phụ nữ. Qua cầu thang vào nhà, khách nam chỉ được ngồi phía phòng dành cho nam, nữ ngồi riêng một phía nhà khác.

Già Dụng cho biết, theo truyền thống từ bao đời, những ngôi nhà của người Mã Liềng chỉ quay mặt về hướng Nam hoặc Đông Nam, tựa lưng vào chân núi Giăng Màn. Mỗi nhà sàn được trổ hai cửa ở hai hướng, dành riêng cho nam và nữ.

Những điều kỳ bí dưới mái nhà sàn của đồng bào trên dãy Trường Sơn - Ảnh 2.

Ông Cao Dụng, già làng bản Kè, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Trong căn nhà sàn, mỗi cây cột trong nhà còn mang tên và luật lệ riêng biệt. Đặc biệt, có hai cây cột là cột con rể và cột con dâu. Cột con rể là nơi con trai đến ngồi để tìm hiểu người con gái và ngược lại.

Điều cấm kị đối với khách tới chơi nhà là không thể vào bằng khung cửa sổ ở gian phòng của người đàn ông trong nhà. Bởi người Mã Liềng quan niệm đây là "cửa ma" - nơi đưa người chết từ nhà ra ngoài. Và cũng không nên thò đầu ra ngoài qua khung cửa sổ ấy. Già cũng nhắc khách không huýt sáo trong nhà. Bởi việc đó thể hiện sự bất kính với các vị "ma nhà".

"Người Mã Liềng không có tập tục thờ cúng tổ tiên, khi nhà có người chết thì phải chuyển đi chôn từ cửa sổ, để linh hồn người chết không nhớ đường quay về, quấy phá người trong gia đình", già làng Cao Dụng cho biết.

Không có bàn thờ tổ tiên, nhưng người Mã Liềng có một gian "buồng thiêng" được đóng kín mít "bất khả xâm phạm", là nơi đặt bàn thờ "ma nộ". Buồng nằm phía bên trái của cửa chính, được làm bằng các mặt gỗ tốt, với một lối đi vào che chắn bởi tấm rèm. Ngay cạnh buồng là một bếp lửa gần như được thắp sáng quanh năm.

Những điều kỳ bí dưới mái nhà sàn của đồng bào trên dãy Trường Sơn - Ảnh 3.

Gian buồng thiêng thờ "ma nộ" chỉ cho phép người đàn ông của gia đình bước vào. Cấm tuyệt đối phụ nữ hay người lạ vào đây.

"Nộ trong tiếng của người Mã Liềng có nghĩa là nỏ, cung tên. Gian buồng thiêng này chỉ cho phép người đàn ông của gia đình bước vào. Cấm tuyệt đối phụ nữ hay người lạ vào đây", già làng bản Kè nói về "buồng thiêng" trong căn nhà mình.

Từ bao đời, "nộ" là thứ báu vật linh thiêng nhất đối với người Mã Liềng. Nó được xem như một chiếc bùa hộ mệnh, biểu hiện cho sức mạnh con người, cũng là phương tiện phục vụ đắc lực của mỗi người đàn ông khi vào rừng, gắn đời sống của mình với rừng thiêng.

Ngày nay, dù không sử dụng "nộ" để vào rừng do chấp hành chủ trương của Nhà nước, người Mã Liềng vẫn tôn kính vật dụng này, đặt nó ở vị trí cố định trên "Chà bài" trong "buồng thiêng" để thờ cúng, cầu cho gia đình được yên ổn, an bình.

Được tới thăm, nghe những người con nơi núi rừng Trường Sơn chia sẻ mới thấy, dưới những gian nhà sàn nhỏ của người Mã Liềng vẫn còn những nguyên tắc nghiêm khắc đối với người trong nhà và khách tới chơi. Việc đó nhằm đảm bảo sự linh thiêng và tôn kính trong quan niệm đã được truyền từ nhiều đời.

Ông Lê Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết: "Đời sống của bà con người Mã Liềng đã được nâng cao và hòa nhịp với cuộc sống xã hội hiện đại. Bà con tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ của xã hội. Nhưng những phong tục xưa vẫn được người dân Mã Liềng lưu giữ, như một nét văn hóa độc đáo riêng của họ.

Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI

Pháp luật - 1 giờ trước

Thí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Từ hôm nay (1/7), người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong tỉnh, thành phố

Từ hôm nay (1/7), người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong tỉnh, thành phố

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7, người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng

Giáo dục - 3 giờ trước

Chiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Tin sáng 1/7: Mưa lớn tiếp diễn ở Bắc Bộ; Bộ GD&ĐT 'chốt' thời điểm công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

Tin sáng 1/7: Mưa lớn tiếp diễn ở Bắc Bộ; Bộ GD&ĐT 'chốt' thời điểm công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

Đời sống - 3 giờ trước

GĐHX - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.

Mưa lớn tiếp diễn ở khu vực Bắc Bộ, nhiều nơi nguy cơ lũ lụt

Mưa lớn tiếp diễn ở khu vực Bắc Bộ, nhiều nơi nguy cơ lũ lụt

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 30/6 và ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.

Hiểm họa rình rập từ xe ba gác chở cồng kềnh trên đường phố

Hiểm họa rình rập từ xe ba gác chở cồng kềnh trên đường phố

Đời sống - 12 giờ trước

Dù tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người, nhiều xe ba gác tự chế chở hàng cồng kềnh, đặc biệt là kéo theo các tấm tôn dài đến gần chục mét, vẫn vô tư lưu thông trên các tuyến phố trung tâm Đà Nẵng, bất chấp sự lo lắng của người dân và quy định cấm của cơ quan chức năng.

TP Hồ Chí Minh: Thông xe hầm chui gần 350 tỷ đồng tại nút giao An Phú

TP Hồ Chí Minh: Thông xe hầm chui gần 350 tỷ đồng tại nút giao An Phú

Đời sống - 13 giờ trước

Trưa 30-6, hầm chui gần 350 tỷ đồng thuộc dự án nút giao An Phú (thành phố Hồ Chí Minh) chính thức được đưa vào khai thác.

BHXH Việt Nam lập Tổ công tác xử lý vướng mắc sau sáp nhập

BHXH Việt Nam lập Tổ công tác xử lý vướng mắc sau sáp nhập

Đời sống - 13 giờ trước

BHXH Việt Nam đã thành lập Tổ Công tác thường trực tại BHXH khu vực để xử lý nhanh các tình huống phát sinh.

Top