Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
GiadinhNet - Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Nếu gặp tình trạng thiếu máu, cơ thể của thai phụ hay bị suy nhược, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí có thể gây trường hợp sảy thai người ý muốn.
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin- một trong những protein quan trọng của hồng cầu, là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Bị thiếu máu không những ảnh hưởng đến thai phụ mà còn gây hậu quả nghiêm trọng cho bé sau này.

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? (Ảnh minh họa)
Thiếu máu làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Vì thế, việc duy trì hemoglobin trong giới hạn bình thường là rất quan trọng do protein đóng vai trò vận chuyển oxy đến thai nhi.
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
- Thịt bò: Trong mỗi phần thịt bò có chứa khoảng 2,5-3mg sắt, phần nạc thịt bò thường giàu sắt hơn so với phần gân hoặc chất béo. Sắt từ thịt bò là sắt động vật hay còn được gọi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Vì thế, bà bầu nên bổ sung thêm thịt bò trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Lòng đỏ trứng gà: Là nguồn thực phẩm dồi dào các thành phần chất dinh dưỡng như canxi, photpho, protein, chất khoáng, sắt, hormone, vitamin có lợi...đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt, hầu như các chất dinh dưỡng có trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ, lòng đỏ trứng có các vitamin tan trong nước (B1, B6) hoặc vitamin tan trong dầu ăn như vitamin A,D,K, rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Do vậy, mỗi tuần tốt nhất mẹ bầu nên ăn từ 3-4 quả trứng gà.
- Thịt gà: Trong khoảng 200g thịt gà có chứa khoảng 1,5mg sắt, ăn thịt gà khi mang thai cũng tương tự như thịt bò, bà bầu cần phải nấu chín kĩ, tránh những vi khuẩn gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Cá hồi: Cá hồi cũng rất giàu sắt, trong khoảng 220g cá hồi chứa khoảng 1,6mg sắt. Ngoài ra, cá hồi còn có chứa axit béo omega-3 cùng các chất dinh dưỡng khác, giúp bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh nhất. Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên ăn 2-3 lần cá mỗi tuần để bổ sung sắt cũng như protein cho cơ thể.
- Mật ong: Nếu mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ mang thai, đừng quên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Mật ong mang đến rất nhiều lợi ích khi mang thai.

Một số loại thực phẩm giàu sắt tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
- Rau bina (cải bó xôi): Trong 1/2 bát rau bina nấu chín có chứa tới 3,2mg sắt cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác như folate, vitamin C và canxi, beta-carotene,... Rau bina rất dễ để chế biến và hầu như thích hợp hết với khẩu vị ăn với tất cả mọi người.
- Đậu và đậu lăng: Đậu và đậu lăng không chỉ giàu chất xơ và protein mà còn rất giàu sắt. Một bát đậu lăng cũng có thể cung cấp tới 6,6 mg sắt mỗi ngày.
- Bông cải xanh: Bên cạnh hàm lượng sắt thì bông cải xanh còn có chứa lượng vitamin C khổng lồ để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
- Bí ngô: Thành phần dinh dưỡng có trong bí ngô khá đầy đủ như vitamin, carotene, amino axit, sắt, canxi... Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, thành phần kẽm trong bí ngô ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của hồng cầu, chất sắt lại là nguyên tố cơ bản để tạo ra hemoglobin giúp tăng cường và bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
Bà bầu thiếu máu nên ăn hoa quả gì?
- Lựu: Nước ép lựu sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng như chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi nếu được uống đều đặn. Bên cạnh đó, loại quả này cũng rất giàu sắt, bà bầu nên thưởng thức hàng ngày.
- Anh đào: Có công dụng tăng cường sản xuất máu trong cơ thể. Nếu được ăn thường xuyên sẽ giúp ngủ ngon, bổ mắt, tăng cường trí nhớ.
- Chuối: Là loại quả rất dễ tìm, ăn ngon miệng, giàu sắt. Mẹ bầu có thể kết hợp chuối cùng với ngũ cốc hoặc bột yến mạch để có sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, chuối còn có nhiều kali và vitamin bổ dưỡng.

Chuối là loại quả rất tốt cho bà bầu thiếu máu. (Ảnh minh họa)
- Nho: Là thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu do trong thành phần của nho có chứa các chất bổ máu như phốt pho, sắt, canxi... Ngoài ra, nho cũng có chứa chất oxy hóa giúp thải độc tố trong cơ thể.
- Bơ: Trong 85g bơ chứa tới 1,36 mg sắt, những dưỡng chất tốt khác cho sức khỏe bà bầu và thai nhi bao gồm: đồng, kali, folate, vitamin B,E,C,K... Mẹ bầu có thể ăn bơ vào bữa sáng hoặc uống sinh tố bơ hàng ngày.
Bà bầu thiếu máu nên uống gì?
- Nước cam: Đây là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng sắt. Vì thế, nếu bị thiếu máu, mẹ bầu không nên bỏ qua 1 ly nước cam hàng ngày nhé.
- Uống viên sắt: Trong suốt thời gian mang thai cho đến khi sinh con sau 1 tháng, mẹ bầu nên uống mỗi ngày 1 viên sắt - axit folic tương đương với 600mg sắt và 400mcg acid folic. Đối với bà bầu mang thai bị thiếu máu cần sử dụng viên uống bổ sung theo sự chỉ định của bác sĩ.

Khi mang thai, phụ nữ nên bổ sung viên sắt để chống thiếu máu. (Ảnh minh họa)
- Uống nước canh bổ máu cho bà bầu: Một số món canh như thịt bò nấu khế và cà chua, canh thịt bò nấu đậu phụ và bí ngồi, canh chua cá hồi, canh bông cải xanh nấu ngô ngọt, canh sườn non củ cải trắng, canh tôm rau dền, canh bầu nấu nghêu, canh trứng cà chua, canh nấm gà,...đều là những món canh giúp bà bầu bổ sung sắt, chống thiếu máu hiệu quả.
Lưu ý đối với bà bầu bị thiếu máu
Trong khi uống sắt, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ cản trở sự hấp thụ sắt vào cơ thể như phytate hoặc tannin thường thấy trong các loại ngũ cốc thô, trà.
Thời gian uống sữa cách thời gian uống sắt là 2 giờ đồng hồ, không ăn các loại thực phẩm giàu gluten (mì ống, lúa mạch, yến mạch) hoặc chứa axit oxalic (đậu phộng, rau mùi tây, socola) và thực phẩm chứa tanin,...
Bên cạnh đó, không dùng sắt cùng với canxi hoặc thuốc chống loét dạ dày vì có thể làm giảm sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Không dùng chung sắt với trà hoặc sữa, cà phê, vì có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ của sắt.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 2 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 3 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột thừa để tình trạng này kéo dài 3 ngày khiến ruột thừa bị viêm lâu, dẫn đến hoại tử, căng phồng và cuối cùng là vỡ ra.

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, mẹ cho biết bé có ăn ghẹ và cải bó xôi được xay nấu canh, ăn với cơm, có sử dụng nước giếng để nấu ăn...

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội
Mẹ và bé - 2 tuần trướcThiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và béGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.