Bà bầu trong đoàn 30 người trở về từ Vũ Hán tiết lộ những ngày sống ở “tâm dịch” COVID-19
GiadinhNet – Những ngày Vũ Hán rơi vào “khủng hoảng”, số ca nhiễm bệnh và tử vong ngày một tăng cao, từ trong căn phòng nhỏ, Thanh luôn nghe thấy những tiếng hô vang “Vũ Hán cố lên” từ bên ngoài.
Thường xuyên động viên con trong bụng cùng cố gắng
3h chiều 2/3, sảnh ra vào Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) đông vui tấp nập hơn ngày thường. Những người có mặt ở đây ai nấy đều vui tươi, phấn khởi.
Họ xách theo balo, vali hành lý chia tay nhau và chỉ ít giờ nữa thôi, họ sẽ được trở về đoàn tụ với gia đình sau khi đã trải qua một hành trình "đặc biệt".

30 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán vui mừng trong ngày xuất viện. Ảnh: Lê Bảo
Những người mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây chính là 30 công dân Việt Nam trở về từ tâm dịch Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc). Họ đã được cách ly, theo dõi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và đến nay, trải qua 21 ngày cách ly, tất cả đều khỏe mạnh, được xuất viện.
Trong số những công dân ấy, Nguyễn Thị Thanh (27 tuổi, quê Bắc Ninh) có lẽ là người đặc biệt nhất. Ngày rời Vũ Hán về nước, Thanh đang mang thai con đầu lòng ở tuần thứ 36 - thời điểm nhạy cảm mà mọi người thường nói: Có thể "vỡ chum" bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, trong tổ công tác mà Bộ Y tế cử đi đón các công dân về nước, có riêng một bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Phụ sản Trung ương đi cùng để chăm sóc thai phụ và kịp thời xử lý nếu có tình huống phát sinh xảy ra.
Nguyễn Thị Thanh chia sẻ về khoảng thời gian cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Thai phụ Nguyễn Thị Thanh (quê Bắc Ninh) - thành viên đặc biệt nhất đoàn - luôn nhận được sự quan tâm, ân cần chăm sóc từ các y, bác sĩ trong thời gian cách ly. Ảnh: Lê Bảo
Nhớ lại những ngày sống ở "tâm dịch" Vũ Hán, Thanh chia sẻ, năm ngoái, cô sang Vũ Hán để học thạc sĩ về chuyên ngành trắc địa. Chồng Thanh sang đây trước cô 2 năm. Ban đầu, hai vợ chồng sống trong ký túc xá của Đại học Vũ Hán. Sau này, khi có bầu, vợ chồng cô ra ngoài thuê nhà và dự định sinh con luôn tại thành phố này. Tuy nhiên, mọi kế hoạch đã thay đổi từ khi dịch bệnh xảy ra.
"Những ngày đầu tiên của mùa dịch, thông tin rất ít ỏi, thậm chí nhiều người còn không biết có dịch. Càng gần Tết, không khí mới trở nên căng thẳng. Thành phố Vũ Hán bắt đầu cấm đường, mọi hoạt động kinh doanh buôn bán hầu như tạm dừng, ngưng trệ. Khi ấy, mọi người ở đây đều rất hoang mang", Thanh nhớ lại.
Vì đang mang bầu, sức khỏe không được tốt nên từ khi biết tin, Thanh rất lo lắng nguy cơ nhiễm bênh cũng như việc sinh con sẽ như thế nào. Hai vợ chồng bảo nhau sẽ chủ động ở nhà, hạn chế tối đa việc ra ngoài nên đã mua dự trữ rất nhiều thực phẩm để ăn dần qua Tết.
Cùng với đó, hai vợ chồng luôn tự giác thực hiện các hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh qua điện thoại của phía Trung Quốc như thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, uống nước ấm…
Những ngày Vũ Hán rơi vào "khủng hoảng", số ca nhiễm bệnh và tử vong ngày một tăng cao, từ trong căn phòng nhỏ, Thanh luôn nghe thấy những tiếng hô vang "Vũ Hán cố lên" từ phía bên ngoài. Khi ấy, vợ chồng cô bảo nhau, phải cùng nhau cố gắng, không lo lắng quá nhiều nữa vì lo lắng cũng không giúp ích được gì.

Thanh chia sẻ, những ngày ở "tâm dịch" Vũ Hán, hai vợ chồng cô luôn nói chuyện với con trong bụng và động viên con cùng cố gắng. Ảnh: Lê Bảo
"Tôi và chồng chỉ biết dựa vào nhau động viên nhau cùng cố gắng vượt qua vì lo lắng cũng không giải quyết được vấn đề gì mà lại ảnh hưởng đến đứa con trong bụng. Hai vợ chồng tôi cũng thường xuyên nói chuyện với con trong bụng, động viên con cố gắng cùng bố mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này", người phụ nữ sắp được đón con chào đời tâm sự.
Học trực tuyến bằng… wifi bệnh viện
Sau khi liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc nhờ giúp đỡ, hai vợ chồng Thanh được tham gia một nhóm chat gồm những người Việt Nam ở Vũ Hán muốn về nước để cùng nhau cập nhật tình hình, trao đổi thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Theo lời du học sinh này, ngay sau khi được Đại sứ quán Việt Nam quan tâm, 2 vợ chồng cô đã cảm thấy yên tâm hơn và không còn lo lắng như trước nữa. Và đến khi về đến Việt Nam, cô cũng không ngờ, mình lại nhận được sự quan tâm chu đáo đến thế.
"Trước khi được đưa đến phòng cách ly của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, tôi chỉ nghĩ căn phòng có khi chỉ có chiếc giường với chăn chiếu đơn giản nhưng không ngờ khi nhận phòng rất đầy đủ tiện nghi, có cả các vật dụng cần thiết khi em bé chào đời, thậm chí bệnh viện cũng không loại trừ nguy cơ tôi sinh non nên đã chuẩn bị cả lồng kính cho em bé để chăm sóc ngay tại phòng cách ly", thai phụ Thanh nói.

Cô rất xúc động khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của các y, bác sĩ và gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và các y, bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Lê Bảo
Bên cạnh phòng ốc tiện nghi, Thanh cho biết, cô còn nhận được sự quan tâm rất ân cần từ các y, bác sĩ tại đây. Hai vợ chồng cô được cách ly trong 1 phòng. Hằng ngày, bệnh viện đều cung cấp các suất ăn dinh dưỡng và có các nhân viên y tế đến kiểm tra sức khoẻ, nhất là sức khỏe thai kỳ của cô.
Dù ở cách ly nhưng cô thấy thoải mái, mọi sinh hoạt đều rất tốt, đặc biệt là rất yên tâm kể cả trong trường hợp chuyển dạ sinh con vì luôn có các bác sĩ bên cạnh.
Hỏi về việc học của cô khi cách ly, Thanh cho biết, khi còn ở Vũ Hán, trường tổ chức học trực tuyến nên cô học tại nhà. Khi về Việt Nam, ở trong phòng cách ly, cô vẫn tham gia học trực tuyến hàng ngày với các thầy cô bên Vũ Hán thông qua… wifi của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Wifi hoàn toàn miễn phí.
"Cá nhân tôi rất cảm ơn Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc đã tạo điều kiện cho chúng tôi trở về Việt Nam. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn các nhân viên y tế ở đây đã luôn quan tâm, chăm sóc vợ chồng tôi cũng như các thành viên trong đoàn trong suốt thời gian chúng tôi ở đây", du học sinh Nguyễn Thị Thanh xúc động nói.
Chia sẻ về sức khỏe của thai phụ duy nhất trong đoàn công dân từ Vũ Hán về cách ly tại bệnh viện, BS Trần Thị Hải Ninh - Trưởng Khoa Nội Tổng hợp (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, trong những ngày cách ly, thai phụ khỏe mạnh, không có triệu chứng bệnh hô hấp. Vì là thời điểm có nguy cơ chuyển dạ sinh con nên các nhân viên y tế luôn theo dõi rất sát dấu hiệu của thai phụ. Bệnh viện cũng chuẩn bị phương án sinh cho thai phụ nếu chuyển dạ như phòng mổ riêng, thiết lập đường dây nóng giữa khoa nội và khoa sản hỗ trợ trong trường hợp sinh.
Mai Thùy – Lê Bảo

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 4 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 9 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 2 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 2 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 3 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tếBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.