Bà chiều chuộng cho ăn thiếu khoa học, cháu ung thư dạ dày
Mặc kệ con trai và con dâu can ngăn, bà Quách vẫn quyết tâm đặt hàng loạt thực phẩm từ nước ngoài về cho cháu.
Một bé trai mới chỉ 6 tuổi ở Hợp Phì, Trung Quốc đã phải đứng trước những biểu hiện của căn bệnh ung thư dạ dày rất rõ ràng, nguyên nhân đến từ thói quen ăn uống không khoa học và sự chiều chuộng quá mức của gia đình, nhiều trang báo của Trung Quốc cho hay.
Con trai gần 40 tuổi mới chịu kết hôn và có con nên khi Đồng Đồng, đứa cháu “đích tôn vàng” của dòng họ ra đời, bà Quách luôn ra sức chiều chuộng và luôn chiều theo bất cứ yêu cầu gì của cháu.
Đồng Đồng từ khi mới chỉ nhú 2 chiếc răng sữa, khả năng nhai còn bập bõm, bà Quách đã gửi người nhà ở nước ngoài mua rất nhiều bánh kẹo và đồ ăn vặt cho cháu.
Theo thời gian, cậu bé càng lớn, bà Quách càng chiều cháu hơn. Cậu bé liên tục được ăn những món bánh, kẹo, bánh mì, khoai tây chiên, và đủ loại ăn vặt mà bà Quách mua cho.
Đến khi 6 tuổi, Đồng Đồng gần như bỏ hẳn bữa tối mà chỉ ăn vặt. Thấy cách sinh hoạt khác lạ của Đồng Đồng, bố mẹ cậu bé đã ra sức góp ý với bà Quách nhưng bà không đồng ý vì nghĩ thực phẩm mua từ nước ngoài sẽ rất bổ dưỡng và đảm bảo an toàn cho cháu mình.
Thời gian gần đây, thấy Đồng Đồng luôn kêu đau bụng, hay bị nôn trớ, đi ngoài phân đen... gia đình cậu bé mới đưa con đi khám. Kết quả khám sơ bộ ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ Đồng Đồng bị xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên xét nghiệm kỹ càng hơn, các bác sĩ rùng mình khi phát hiện ra những biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày ở cậu bé mới chỉ 6 tuổi.
"Thường xuyên ăn vặt không chỉ khiến đứa trẻ tăng cân mất kiểm soát mà còn gây tổn thương dạ dày, gây hậu quả nghiêm trọng." bác sĩ nói. "Hiện giờ tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày rất cao. Cứ 10 người thì 5 người gặp các vấn đề về dạ dày. Tuổi 40-70 là lứa tuổi phổ biển cho căn bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng trẻ nhỏ bị ung thư cũng ngày càng tăng. Hầu hết những em bé này đều có một điểm chung: bỏ bữa ăn tối, thường xuyên ăn vặt thay cơm”.
1. Đồ nướng
Thực phẩm nướng như thịt xiên nướng… không có lợi cho sức khỏe con người nói chung và trẻ em nói riêng, ăn lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
2. Bánh trứng socola
Thường các loại bánh quy chỉ đơn giản là một hỗn hợp thực phẩm đầy các chất phụ gia như dầu hydro hóa (axít béo chuyển hóa có chứa gây nguy hiểm cho hệ thống tim mạch), chất ngọt, chất bảo quản, chất nhũ hoá, chất làm nở bột, hương vị, màu sắc, chất làm đặc, chất chống oxy hóa ...... Đừng cho con ăn bánh quy trong một thời gian dài thay bữa ăn sáng.
3. Mì ăn liền
Một gói mì ăn liền có thể có đến 25 loại phụ gia thực phẩm, phổ biến nhất là sodium glutamate, màu caramel, axit citric….Trẻ ăn mì các sản phẩm có chứa axit citric thường xuyên có thể gây giảm canxi máu.
Ngoài ra, Dioxin và plasticizer là hai trong nhiều hóa chất độc hại xuất hiện trong bao bì của mỳ ăn liền. Những hóa chất này có khả năng gây ung thư và chúng rất dễ ngấm vào bánh mỳ tôm.
4. Giăm bông
Giăm bông chứa các chất phụ gia bao gồm sodium nitrite, kali sorbat…Trong đó natri nitrit có thể tạo ra chất nitrosamine gây ung thư cho cơ thể.
5. Hoa quả sấy khô
Các loại kẹo thường chứa các chất phụ gia bao gồm acid citric, kali sorbat, natri benzoat…Sodium benzoate sẽ phá hủy vitamin B1 và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ em.
6. Kem
Kem chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất làm đặc, bột màu và phụ gia tổng hợp khác. Đặc biệt trong số các phụ gia này chính là chất tạo màu nhân tạo.
Theo chuẩn mực sản xuất an toàn, các chất phẩm màu hóa học để tạo màu sắc cho kem là chất không được phép sử dụng cho thực phẩm.
7. Trà sữa
Trong trà sữa chứa nhiều các chất phụ gia bao gồm kali sorbat, natri Hexametaphosphate….sau này có thể gây ra rối loạn chuyển hóa canxi dư thừa ở trẻ em.
8. Kẹo cao su
Kẹo cao su chứa chất aspartame, sorbitol, acid citric và các phụ gia khác. Ăn quá nhiều sorbitol có thể gây tiêu chảy.
9. Bim bim
Theo viện nghiên cứu Tim mạch Anh Quốc (BHF): nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ ‘rước’ vào 5 lít dầu. Ngoài ra, bim bim thường được chế biến với hàm lượng muối cao nhằm mang lại hương vị đậm đà, kích thích vị giác người ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mặc dù muối là vi chất rất cần thiết để cơ thể phát triển bình thường nhưng với tần suất ăn bimbim hàng ngày, trẻ sẽ đưa vào người hàm lượng muối cao quá mức cần thiết, dễ khiến thận bị quá tải, “bắt ép” tim phải làm việc quá sức, huyết áp bị tăng cao, gây hại cho cơ thể.
Theo Khám phá
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 2 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 3 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 5 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 5 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 18 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 21 giờ trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp
Sống khỏe - 22 giờ trướcNgười bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...